20 tháng tuổi đã 'cặp kè' kính cận vì iPad

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Lời kể xót xa của một bà mẹ ở TP HCM một lần nữa đã khiến nhiều cha mẹ phải giật mình vì công nghệ đang cướp đi đôi mắt của con quá sớm. 

Vừa ăn vừa dỗ con xem iPad!

Người mẹ này có con 20 tháng tuổi nhưng cháu đã cận 2,75 độ, chị tâm sự: “Công nghệ càng hiện đại thì càng hại cho trẻ em. Con mình mới 20 tháng mà cận 2,75 cũng vì ngày trước cứ cho ngồi xem iPad một chỗ cho khỏi quậy.

Lúc đầu hơn 1 tuổi con chỉ nghe nhạc thiếu nhi, dần dần lớn xíu biết tò mò thì bấm coi youtube vì con học hỏi rất nhanh, thấy mẹ bấm vài lần là biết cách mở vào để xem.

Đến 1 ngày gần đây thấy con biểu hiện hay dụi mắt và đứng gần tivi, ipad thì mới dẫn con đi khám. Bác sĩ chẩn đoán vừa cận vừa loạn phải bắt buộc đeo kính. Nếu không đeo kính thì độ càng tăng nhanh. Khổ nỗi độ tuổi của con quá nhỏ nên không chịu đeo kính, cứ mẹ đeo vào là lại tháo ra. Ngày nào cũng phải dụ con lắm mới chịu đeo kính, nhưng được nửa tiếng lại tháo ra”. 

Tâm sự của mẹ bé đã khiến hàng ngàn bà mẹ giật mình, bởi tình trạng cho trẻ chơi điện thoại, máy tính bảng để con không quấy khóc đang diễn ra rất phổ biến trong gia đình. Dỗ con ăn bằng iPhone, tivi sẽ tự tạo cho con thói quen: cứ phải có iPhone, tivi mới ăn. Bố mẹ cảm thấy yên tâm vì đạt được mục đích “cho con ăn ngoan”, con cảm thấy vui vẻ, gia đình không náo động vì tiếng khóc. Nhưng các bố mẹ có biết là làm như vậy là “giết chết” tâm hồn con, đôi mắt của con không?

Đừng để smartphone cướp lấy đôi mắt con trẻ

Đầu năm nay, Công ty SuperAwesome (London, Anh)  từng công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng sử dụng thiết bị di động của 1.800 trẻ em Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.  Kết quả chỉ ra rằng 87% trẻ em ở khu vực Đông Nam Á sử dụng smartphone, trong đó hơn một nửa đang sở hữu một chiếc smartphone.

Con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ trẻ em tại Mỹ ở cùng độ tuổi, khi chưa đến 30% trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Mỹ sở hữu smartphone và 47% trong độ tuổi đó sở hữu một chiếc máy tính bảng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các thiết bị di động đang là công cụ phổ biến để trẻ em tiếp cận cửa ngõ Internet và trẻ em tại Đông Nam Á đang từ bỏ các hình thức giải trí quen thuộc trước đây như đọc sách hay chơi đồ chơi... để chuyển sang sử dụng các thiết bị di động.

Những con số trên báo động về việc trẻ em đang tiếp cận smartphone sớm hơn nhiều lứa tuổi chúng nên tiếp cận. Và nguyên nhân của thực trạng này là do cha mẹ chủ quan để con tiếp xúc sớm.

Chưa kể đến việc tâm lý của trẻ đang dần bị ảnh hưởng: trẻ trầm cảm hơn, thụ động hơn, ít giao tiếp hơn, mà chỉ nhắc tới đôi mắt của trẻ thôi, các bác sĩ chuyên khoa mắt đã rất gắt gao khi nói về vấn đề này.

Ths. Bs Phạm Thị Hằng - Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND nhấn mạnh:  “Cuộc sống hiện đại khiến trẻ được tiếp xúc nhiều và sớm với những thiết bị công nghệ như tivi, iPad, điện thoại… Thậm chí nhiều bà mẹ còn cho trẻ xem tivi, chơi trò chơi điện thoại để dỗ cho trẻ ăn. Những hành động này vô tình khiến mắt trẻ phải điều tiết quá nhiều. Đây chính là thủ phạm khiến trẻ bị mắc các tật khúc xạ”. 

Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa mắt, có 2 nguyên nhân khiến ngày càng nhiều trẻ em bị mắc các bệnh về mắt sớm. Một là do thời đại phát triển, nhiều trang thiết bị hiện đại có thể phát hiện ra bệnh sớm. Và cha mẹ cũng ý thức được việc chữa trị mắt cho trẻ ngay từ khi bị bệnh nên số lượng trẻ đeo kính đang nhiều hơn chục năm về trước.Hai là do quá lạm dụng smartphone.

Các thiết bị thông minh bây giờ đang quá phổ cập, cha mẹ chủ quan, thường dỗ dành trẻ bằng smartphone khi cho trẻ ăn chẳng hạn. Đặc biệt không nên sử dụng smartphone vào ban đêm khi xung quanh không có đèn, vì không chỉ có trẻ em mà ngay cả với người lớn cũng dễ mắc các bệnh về mắt.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, trước tiên bố mẹ hãy làm gương trước cho con, muốn con từ bỏ thói quen lạm dụng smartphone thì cha mẹ phải làm gương đầu tiên.Và để phòng các bệnh về mắt thì chúng ta nên dùng loại smartphone có màng chắn bảo vệ “blue block” giúp chắn ánh sáng xanh từ điện thoại gây hại cho mắt. Cần tránh sự phản xạ bề mặt từ màn hình điện thoại, máy tính, khi sử dụng thiết bị di động liên tục. Tốt nhất vào ban đêm nên hạn chế sử dụng điện thoại, đi ngủ, sinh hoạt đúng giờ.

Các bậc phụ huynh quan sát nếu thấy con nheo mắt, kêu mỏi (với trẻ đến tuổi đi học) hoặc trẻ đứng sát vô tuyến, cầm đồ vật lên xem hay gí sát vào mắt (với trẻ chưa đến tuổi đi học) thì có thể đó là các dấu hiệu của thị lực kém.

Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, chữa trị kịp thời. Trẻ nheo mắt một thời gian dài khiến mắt bị điều tiết nhiều dẫn đến tăng số. Trẻ bị dị tật khúc xạ nếu không được điều trị từ nhỏ thì khó có khả năng phục hồi thị lực, nhất là đối với trẻ nhược thị khi đến 13 tuổi sẽ không thể can thiệp được.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.