2 Thủ tướng vướng cáo buộc tham nhũng

Thủ tướng Pakistan Nawaz Shar.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Shar.
(PLO) - Chính trường Pakistan lại dậy sóng sau khi Tòa án Tối cao ra lệnh điều tra xung quanh cáo buộc tham nhũng đối với Thủ tướng Nawaz Sharif và người thân trong gia đình.

Trước đó, toà án chống tham nhũng cũng yêu cầu cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani phải trình diện trước tòa vào ngày 10/9/2015, vì ông bị Cơ quan Điều tra Liên bang (FIA) cáo buộc liên quan đến nhiều vụ án tham nhũng khi tại nhiệm (2008-2012).

Từ cáo buộc của “Hồ sơ Panama”

Giới truyền thông dẫn thông tin từ Tòa án Tối cao cho biết (1/11), ông Imran Khan, Chủ tịch đảng đối lập Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) và một số người khác đã làm đơn kiện, yêu cầu điều tra cáo buộc tham nhũng đối với ông Nawaz Sharif và người thân trong gia đình Thủ tướng. Căn cứ để ông Imran Khan và các nguyên đơn kiện Thủ tướng Nawaz Sharif xuất phát từ những tiết lộ trong “Hồ sơ Panama”.

Bởi theo thông tin của “Hồ sơ Panama”, gia đình ông Nawaz Sharif sở hữu nhiều công ty và tài sản ở nước ngoài, nhưng không khai báo với cơ quan chức năng Pakistan. Sau khi nhận đơn kiện, Tòa án Tối cao cho biết, sẵn sàng chỉ định một ủy ban điều tra do một thẩm phán đứng đầu, còn chính phủ đã có biện pháp chống biểu tình liên quan tới vụ việc này. Bởi kể từ khi “Hồ sơ Panama” xuất hiện đến nay, Thủ tướng Nawaz Sharif và gia đình ông luôn bác bỏ những cáo buộc về rửa tiền và phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào.

Gần nửa năm trước (16/5), Thủ tướng Nawaz Sharif từng yêu cầu Quốc hội thành lập một ủy ban để điều tra xung quanh những cáo buộc có trong “Hồ sơ Panama”. Nhưng khi đó, các nghị sỹ đối lập đã bỏ ra ngoài vì họ cho rằng, ông Nawaz Sharif muốn né tránh những câu hỏi liên quan tới các thành viên trong gia đình của Thủ tướng bị coi có dính líu đến bê bối kể trên. Bởi theo những thông tin rò rỉ từ “Hồ sơ Panama”, các con của Thủ tướng Nawaz Sharif đang sở hữu hoặc đứng tên một số công ty ở nước ngoài để mua bất động sản tại Anh, trốn thuế và che giấu nguồn gốc thu nhập.

Bên cạnh đó, tất cả các thẩm phán đều từ chối đề nghị của Thủ tướng Nawaz Sharif. Giới truyền thông từng dẫn kết quả điều tra về tài sản của nghị sỹ Quốc hội Pakistan trong năm 2012-2013, theo đó Thủ tướng Nawaz Sharif là một trong ít nghị sỹ tỷ phú. Theo bản khai hồi tháng 12-2013 của Thủ tướng Nawaz Sharif, ông sở hữu nhiều tài sản về nông nghiệp giá trị 1,43 tỷ rupee, bao gồm hơn 1.700 con kênh, một ngôi nhà ở Upper Mall thuộc thành phố Lahore trị giá 250 triệu rupee. Ngoài ra, ông Nawaz Sharif còn đầu tư hơn 13 triệu rupee và 126 triệu rupee trong 7 tài khoản ngân hàng (chưa kể 1 chiếc Toyota Land Cruiser và 2 xe Mercedes Benz). Đệ nhất phu nhân Kulsoom Nawaz sở hữu ngôi nhà gỗ trị giá 100 triệu rupee.

Thủ tướng Nawaz Sharif đã bác bỏ mọi cáo buộc về hành vi sai trái liên quan đến bản thân và các thành viên gia đình ông. Đồng thời khẳng định, số tài sản gia đình tích lũy được trong nhiều thập kỷ trước khi ông tham gia chính trường là hoàn toàn hợp pháp. Ngoài ra, Thủ tướng Nawaz Sharif còn tuyên bố, không có “một xu nào” được chuyển ra nước ngoài một cách bất hợp pháp. Ngoài Thủ tướng Nawaz Sharif, người thân trong gia đình ông cũng phản pháo đối với những cáo buộc từ “Hồ sơ Panama”.

Thủ tướng Nawaz Sharif
Thủ tướng Nawaz Sharif

Bởi theo những tiết lộ trong “Hồ sơ Panama”, 3 người con của ông Nawaz Sharif là Maryam, người có khả năng sẽ “kế vị vương vị vua cha”, Hasan và Hussain. Nghe nói, Thủ tướng Nawaz Sharif nhận khoản kiều hối hơn 197 triệu USD do con trai Hussain gửi từ nước ngoài về. Theo các tài liệu lưu trữ, 3 người này sở hữu nhiều bất động sản ở London, Anh thông qua các công ty hải ngoại do hãng luật Mossack Fonseca ở Panama điều hành. Umar Cheema thuộc Trung tâm Báo chí Điều tra ở Pakistan cho rằng, ông Nawaz Sharif tuy không sở hữu công ty nào, nhưng lại có những công ty đứng tên con mình. Thủ tướng Nawaz Sharif đang chịu sức ép từ phe đối lập yêu cầu ông từ chức.

Ngoài cáo buộc kể trên, hơn 2 năm trước (16-8-2014), Tòa án Hình sự ở Lahore từng quyết định thụ lý vụ án giết người đối với 22 bị cáo, trong đó có Thủ tướng Nawaz Sharif và em trai Shahbaz Sharif, Tỉnh trưởng Punjab. Thủ tướng Nawaz Sharif bị cáo buộc có liên quan tới vụ cảnh sát nổ súng sát hại 14 người biểu tình ở thành phố Lahore hồi tháng 6-2014. Nguyên đơn là Phong trào Nhân dân Pakistan (PAT) bởi theo PAT, có ít nhất 14 thành viên của họ, trong đó có 2 phụ nữ, đã thiệt mạng và 84 người khác bị thương do trúng đạn của cảnh sát trong một cuộc biểu tình biến thành bạo lực ở khu vực Model Town thuộc Lahore. Mặc dù Chính quyền tỉnh Punjab đã thành lập một ủy ban điều tra để làm sáng tỏ vụ việc, nhưng PAT không công nhận ủy ban này và kiện lên tòa án.

Tới tranh cãi pháp lý của cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani

Theo cáo buộc của Cơ quan Điều tra Liên bang (FIA), cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani có liên quan đến nhiều vụ án tham nhũng. Và lệnh bắt giữ được đưa ra sau khi ông không xuất hiện trước tòa để bào chữa đối với 12 vụ án tham nhũng do FIA điều tra, phải đối mặt với bản án 7 năm tù cùng một khoản tiền phạt lớn. Trước đó, Thẩm phán Mohammad Azeem thuộc tòa án chống tham nhũng liên bang ở thành phố cảng Karachi từng ra lệnh bắt ông Yousuf Raza Gilani và cựu Bộ trưởng Thương mại Makhdoom Amin Fahim. Bởi theo cáo buộc của FIA, khi ngồi ghễ Bộ trưởng Thương mại, ông Makhdoom Amin Fahim đã sử dụng Cơ quan Phát triển Thương mại của Pakistan để phân phối tiền trợ cấp cho những công ty ma, và việc này diễn ra thuận lợi bởi nhận được sự hỗ trợ của ông Yousuf Raza Gilani khi đó là Thủ tướng.

Giới chuyên môn cho rằng, ân oán giữa cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani với Thủ tướng Nawaz Sharif chưa khi nào lắng dịu. Bởi gần 30 năm trước (1988-2016), ông Yousuf Raza Gilani từng là đối thủ chính trị đáng gờm của Thủ tướng Nawaz Sharif khi chạy đua vào chiếc ghế Thủ hiến bang Punjab. Khi ông Yousuf Raza Gilani, Phó Chủ tịch đảng Nhân dân Pakistan (PPP), nguyên Chủ tịch Quốc hội, làm lễ nhậm chức tại dinh Tổng thống ở thủ đô Islamabad hôm 25-3-2008, ông Nawaz Sharif không có mặt. Hơn 4 năm trước (27-4-2012), ông Yousuf Raza Gilani đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức, một ngày sau khi Tòa án Tối cao kết tội không tuân thủ yêu cầu đề nghị giới chức Thụy Sỹ mở lại cuộc điều tra tham nhũng đối với Tổng thống Asif Ali Zardari.

Sau phán quyết của tòa khi đó, đảng PML-N cùng các đảng đối lập khác đã yêu cầu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani từ chức. Tại thời điểm kể trên, Tổng thống Asif Ali Zardari, chồng cố Thủ tướng Benazir Bhutto bị cáo buộc sử dụng tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ để rửa khoản tiền hối lộ trị giá 12 tỷ USD từ một số công ty. Nhưng Thụy Sỹ đã đóng hồ sơ vụ án này sau khi ông Asif Ali Zardari trở thành Tổng thống Pakistan năm 2008. Nhưng tháng 12-2009, Tòa án Tối cao đã ra quyết định hủy luật ân xá đối với Tổng thống Asif Ali Zardari và một số chính trị gia khác, đồng thời yêu cầu chính phủ gửi thư cho giới chức Thụy Sỹ đề nghị mở lại hồ sơ này, nhưng đã bị ông Yousuf Raza Gilani từ chối.

Cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani

 Cựu Thủ tướng Yousuf Raza Gilani

Theo giới truyền thông, một trong những nguyên nhân khiến ông Yousuf Raza Gilani được Chủ tịch PPP Asif Ali Zardari đề cử làm Thủ tướng, thay cho ứng cử viên sáng giá trước đó là Phó Chủ tịch PPP Makhdoom Amin Fahim bởi cựu Chủ tịch Quốc hội được coi là thân tín, đệ tử trung thành của cố Thủ tướng Benazir Bhutto. Dư luận từng cho rằng, việc chọn ông Yousuf Raza Gilani làm Thủ tướng nằm trong kế hoạch tổng thể của Chủ tịch PPP Asif Ali Zardari. Ông Yousuf Raza Gilani được nhiều người kính trọng bởi thà vào tù năm 2001 còn hơn thoả hiệp với Tổng thống Pervez Musharraf. Khi đó, ông Yousuf Raza Gilani là trợ lý thân cận của bà Benazir Bhutto đã phải ngồi tù 4 năm vì bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, nhưng cáo buộc này sau đó đã được bác bỏ và ông Yousuf Raza Gilani được trả tự do năm 2005. Hành động trượng nghĩa kể trên của ông Yousuf Raza Gilani đã khiến mọi người trong PPP ngưỡng mộ.

Hơn 23 năm trước (18/7/1993), ông Nawaz Sharif phải tuyên bố từ chức Thủ tướng vì những cáo buộc tham nhũng. Thậm chí khi đó Chánh án Toà án Hiến pháp còn kiến nghị xem xét lại vụ án tham nhũng của ông Nawaz Sharif. Ông Nawaz Sharif từng bị cáo buộc sở hữu tới 17 nhà máy sản xuất đường, sắt thép (theo con số công khai). Và sau cuộc đảo chính tối 12-10-1999, Tổng thống Pervez Musharraf đã yêu cầu cảnh sát làm rõ vụ tham nhũng 100 triệu USD, rửa 40 triệu USD “tiền bẩn”, trốn 60 triệu USD tiền thuế thu nhập và 10 triệu USD tiền lạm dụng công quỹ có liên quan tới Thủ tướng Nawaz Sharif.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.