Chiến dịch thần tốc giúp Campuchia đập tan chế độ lập dị

Quân tình nguyện Việt Nam truy kích quân Khmer Đỏ
Quân tình nguyện Việt Nam truy kích quân Khmer Đỏ
(PLO) -Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, chưa khi nào lại tổ chức chiến dịch tiến công hiệp đồng quân, binh chủng lớn như trong chiến dịch giải phóng Campuchia. 

Chỉ trong hơn một tháng, từ nhiều hướng mũi khác nhau, quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh tan quân đội Khmer Đỏ, giúp bạn thoát khỏi thảm họa diệt chủng và đập tan chế độ lập dị. 

Chuẩn bị kế hoạch

Trước khi chiến dịch giải phóng Campuchia nổ ra, đầu tháng 12/1978, quân đội Việt Nam và một số đơn vị của lực lượng đoàn kết dân tộc giải phóng Campuchia đã kiểm soát vùng đệm từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié.

Ở phía Bắc, quân đội Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19. Việt Nam chuẩn bị lực lượng, phương tiện phục vụ chiến dịch giúp bạn giải phóng. Tướng Lê Trọng Tấn trực tiếp chỉ huy chiến dịch.

Tham gia chiến dịch có các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 2, 3, 4 và các quân khu 5, 7, 9; 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ, đoàn không quân 901 và một số đơn vị thuộc các quân, binh chủng kỹ thuật được tăng cường.

Theo kế hoạch tác chiến, các đơn vị của Quân đoàn 2, đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Quân đoàn 3, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia. Quân đoàn 4, tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trí trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.Quân khu 5, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia. Quân khu 7, đánh chiếm Kratié và Kampong Cham. Quân khu 9 tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh.

Lực lượng đổ bộ đường biển đánh vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som. Đoàn 901 không quân gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47 và một phân đội MiG-21 từ Trung đoàn 921.

Phản công

Ngày 23/12/1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh tấn công, đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. 

Các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 1/1/1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.

Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Tới ngày 29/12, giải phóng thành phố Kratié. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham.

Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4/1, chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong được giải phóng.

Sáng 31/12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công, nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong.

Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ, ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam.

Sáng 1/1/1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3/1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. 

Quân Khmer Đỏ bị bắt.
Quân Khmer Đỏ bị bắt.

Ngày 28/12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công dọc biên giới, làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.

Sáng ngày 31/12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1/1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông.

Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3/1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo.

Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So. Ngày 2/1/1979, tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong.

Tính đến ngày 2/1/1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều 3/1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4/1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5/1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.

Giải phóng Phnom Penh

Ngày 6/1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. 9 sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc. Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. 

Quân đoàn 3 chiếm Kampong Cham, vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ đến bờ sông Tongle Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh. Những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong.

Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7/1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong. 

Lúc này, chính quyền Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ Ngoại giao. 

Ngày 7/1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chhnang, thu giữ toàn bộ phương tiện bay cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, rất nhiều đạn dược, lương thực dự trữ. Cuối tháng 1/1979, cuộc tiến công kết thúc thắng lợi.

Đến ngày 17/1, thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi được giải phóng. Tính đến hết cuối tháng 3, quân đội Việt Nam chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. 

Ngày 8/1/1979, đài phát thanh Phnom Penh loan báo, đã được giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. 

Tới mùa xuân 1981, hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun-Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước công nhận. Chính phủ của Pol Pot tiếp tục được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối ASEAN công nhận và vẫn là thành viên LHQ...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.