18 người có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn hạt lạ

Loại hạt mà người bệnh ăn sau đó có biểu hiện ngộ độc.
Loại hạt mà người bệnh ăn sau đó có biểu hiện ngộ độc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.V.H (53 tuổi) được chuyển đến trong tình trạng tỉnh, mệt mỏi nhiều, đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng liên tục.

Trước đó, bà H cùng người nhà và một số người hàng xóm nhặt được một loại hạt lạ, có hình dáng gần giống hạt dẻ nên mang về cùng ăn. Sau ăn khoảng 30 phút, bà H xuất hiện buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.

Có 18 người cùng ăn loại hạt này cũng có triệu chứng nôn, đau bụng, đi ngoài, trong đó một số người được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Văn Quan điều trị. Riêng bà H do ăn số lượng nhiều hơn, các triệu chứng nặng hơn nên được trung tâm y tế huyện chuyển đến bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc, được xử trí rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt, bù dịch, điện giải. Sau xử trí, bệnh nhân ổn định, kết quả xét nghiệm chức năng gan thận, chuyển hoá trong giới hạn bình thường nên đã được xuất viện.

Cây trẩu có chứa chất độc Saponosid.

Cây trẩu có chứa chất độc Saponosid.

Từ loại hạt do gia đình người bệnh mang đến, các bác sĩ xác định đây là hạt của cây trẩu, có chứa chất độc Saponosid. Hạt trẩu có chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc dùng làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.

Do chứa độc tính nên người bệnh sau khi ăn phải hạt cây trẩu từ 30 phút đến 4 giờ sẽ có các triệu chứng tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt và tử vong.

Qua đây các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên ăn các loại quả, hạt khi không biết rõ loại; không ăn các loại quả, hạt dễ nhầm lẫn với loại hạt ăn được như hạt dẻ, quả mề gà,… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trước đó vào 25/2, tại Lạng Sơn cũng ghi nhận 1 trường hợp ngộ độc do ăn nhầm quả dây thuốc cá, không rõ số lượng. Sau ăn, người bệnh xuất hiện nôn nhiều, khó thở, gọi hỏi không trả lời.

Cây dây thuốc cá (tên gọi khác là dây mật, dây ruốc cá, sliểu slây, tên khoa học Millettia pachyloba Drake) được sử dụng làm thuốc trừ sâu, người dân thường lấy thân, rễ cây đập dập, ngâm trong ao, hồ, suối làm cá bị say, để đánh bắt cá.

Tại Việt Nam, rất ít trường hợp báo cáo ngộ độc cây dây thuốc cá, đặc biệt là ngộ độc từ quả. Các trường hợp ngộ độc cây dây thuốc cá đều đã tử vong. Do độc tính của cây dây thuốc cá còn mới, chưa nhiều nghiên cứu sâu nên chưa có chất giải độc đặc hiệu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.