'Nhận diện' loại quả dùng làm thuốc trừ sâu khiến người đàn ông suýt chết

Quả dây thuốc cá gần giống với các loại quả ăn được. Ảnh: BV
Quả dây thuốc cá gần giống với các loại quả ăn được. Ảnh: BV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quả dây thuốc cá dùng làm thuốc trừ sâu gần giống với các loại quả ăn được như hạt dẻ, quả mề gà nên rất dễ gây nhầm lẫn...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận nam bệnh nhân (56 tuổi, ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn) do Trung tâm y tế huyện Đình Lập chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 3 điểm đã được đặt ống nội khí quản, thở hoàn toàn theo bóp bóng nội khí quản, da lạnh, rải rác vân tím toàn thân, đồng tử 2 bên giãn 5mm.

Cách vào viện khoảng 4 giờ, người bệnh ăn nhầm quả dây thuốc cá, không rõ số lượng. Sau ăn, người bệnh xuất hiện nôn nhiều, khó thở, gọi hỏi không trả lời, được người nhà đưa đến Trung tâm y tế huyện Đình Lập xử trí đặt ống nội khí quản, dùng thuốc chống sốc và chuyển bệnh viện đa khoa tỉnh.

Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc quả dây thuốc cá giờ thứ 4, suy đa tạng, được rửa dạ dày cấp cứu, dùng than hoạt đa liều, lợi tiểu, thở máy, lọc máu cấp cứu, lọc hấp phụ độc chất.

Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân cải thiện, thở đều theo máy, không kích thích, không co giật, da hồng, ấm, đồng tử 2 bên đều ~ 2mm. Xét nghiệm hết suy gan, suy thận, đã dừng thuốc vận mạch.

Bác sĩ cho biết, mặc dù tình trạng bệnh nhân đã cải thiện rất tốt, nhưng diễn biến còn phức tạp, cần điều trị hồi sức tích cực liên tục để tránh tình trạng suy đa tạng.

Quả dây thuốc cá người bệnh ăn nhầm. Ảnh: BV

Quả dây thuốc cá người bệnh ăn nhầm. Ảnh: BV

Cây dây thuốc cá (tên gọi khác là dây mật, dây ruốc cá, sliểu slây, tên khoa học Millettia pachyloba Drake) được sử dụng làm thuốc trừ sâu, người dân thường lấy thân, rễ cây đập dập, ngâm trong ao, hồ, suối làm cá bị say, để đánh bắt cá.

Tại Việt Nam, rất ít trường hợp báo cáo ngộ độc cây dây thuốc cá, đặc biệt là ngộ độc từ quả. Các trường hợp ngộ độc cây dây thuốc cá đều đã tử vong. Do độc tính của cây dây thuốc cá còn mới, chưa nhiều nghiên cứu sâu nên chưa có chất giải độc đặc hiệu.

Do quả dây thuốc cá gần giống với các loại quả ăn được như hạt dẻ, quả mề gà nên rất dễ gây nhầm lẫn. Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên cất trữ cây dây thuốc cá trong nhà và tuyệt đối không sử dụng loại cây này để làm thuốc chữa bệnh, không được ăn quả như bệnh nhân nói trên để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.