(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019: Ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu; Bệnh không truyền nhiễm (như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch); Đại dịch cúm; Môi trường sống không đảm bảo; Kháng kháng sinh; Ebola và các bệnh nguy hiểm khác (như Zika, Nipah, MERS-CoV, SARS); Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém; Không tiêm vắcxin; Sốt xuất huyết; HIV. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin.
Vắcxin giúp nhân loại phòng tránh 2 - 3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, vì “do dự tiêm phòng”, được định nghĩa là chậm trễ hoặc từ chối tiêm vắc xin dù có sẵn dịch vụ tiêm chủng, đang đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực con người đạt được trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm.
Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắcxin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi, giờ đây lại chứng kiến căn bệnh trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắcxin.
Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore nhận định cách đây 100 năm, danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu chỉ có bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, điều này thay đổi nhờ vắcxin.
WHO nhận định “do dự tiêm phòng” là vấn đề phức tạp cần giải quyết bởi mỗi cá nhân lại có lý do riêng để từ chối vắc xin. Ví dụ, một số người nghi ngờ độ an toàn của vắcxin trong khi vài người khác cho rằng con cái họ phải tiêm quá nhiều. Đặc biệt, một bộ phận người dân chủ quan, cho rằng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất thấp nên không cần tiêm vắcxin.
Với những trường hợp trên, tiến sĩ Adalja khuyên khi thấy bệnh nhân do dự tiêm phòng, các bác sĩ cần tìm hiểu căn nguyên và đưa ra những bằng chứng khoa học chứng minh vắcxin là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi người cần tự nhận thức các bệnh truyền nhiễm vẫn rất nguy hiểm”. Chúng ta cần quay lại thời điểm khi vắcxin được đón nhận như những chiếc smartphone mới”, tiến sĩ Adaljia nói.
Bên cạnh vắcxin, các mối đe dọa khác được WHO đề cập là bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, tiểu đường và ung thư. “Trước kia, con người không sống đủ lâu để mắc nhiều bệnh không truyền nhiễm”, tiến sĩ Adalja giải thích. “Việc các bệnh không truyền nhiễm cũng được đưa vào danh sách cũng là bằng chứng cho thấy vắc xin hiệu quả đến mức nào”.
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.
(PLVN) - Do bất cẩn trong lúc đang cùng nhau tự chế pháo nổ từ các vật liệu đặt mua trên mạng làm vật liệu phát nổ, 4 em học sinh bị thương nặng phải nhập viện điều trị…
(PLVN) - Trong một câu chuyện đầy nhân văn, 6 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của một người phụ nữ 63 tuổi được gia đình hiến tạng sau khi chết não.
(PLVN) - Mẹ bị tai nạn chết não, một nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến tạng của mẹ để mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết.
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
(PLVN) - GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
(PLVN) - Ngày 2/1, thông tin từ lãnh đạo xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc chiếc điện thoại phát nổ trong lúc sạc pin khiến một nam sinh lớp 8 bị thương.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định 1704 phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026-2030.
(PLVN) - Chiều 30/12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
(PLVN) - Chiều 31/12, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông tin, bệnh viện đã kịp thời cấp cứu một nam thanh niên dọn rẫy bằng xe cuốc bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết.
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo số 6527/TB-SYT ngày 27/12/2024 về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(PLVN) - Trước thực trạng mức sinh có xu hướng xuống thấp trong những năm gần đây, Bộ Y tế đề xuất chính sách đảng viên sẽ không bị kỉ luật nếu sinh con thứ 3 trở lên.
(PLVN) - Bất chấp giá lạnh, sáng nay, 29/12, hàng ngàn sinh viên các trường Đại học trên địa Hà Nội đã hội tụ ở Đại học Bách khoa Hà Nội để tham gia Lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ XVII – năm 2025.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.
(PLVN) - Vaccine có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngay từ khi sinh ra, các em đã được tiêm một số loại vaccine để phòng tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.
(PLVN) - Người xưa phòng, chữa bệnh tật bằng kinh nghiệm sống, họ ít có cơ hội để tìm kiếm tới thầy thuốc, phần vì nghèo, phần vì cho rằng đó là “số mệnh”. Chuyện bệnh tật, tìm kiếm thầy lang, bốc thuốc cũng nhiều chuyện thú vị…
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.