10 chất gây nghiện hủy hoại giới trẻ

10 chất gây nghiện hủy hoại giới trẻ
(PLO) - “Hơi thở của quỷ” được chiết xuất từ cây Borrachero, người sử dụng chất này sẽ xuất hiện ảo giác và không thể làm chủ được hành động của mình.

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về xu hướng sử dụng chất gây nghiện cảnh báo trên trang Drugabuse rằng tình trạng lạm dụng các loại ma túy mới nổi được biết đến với tên gọi chung là chất gây ảo giác đang trở thành vấn nạn đáng báo động toàn cầu. Đặc biệt giới trẻ là nhóm có nguy cơ cao nhất bởi các em thường mang tâm lý thích thử cái mới và muốn thể hiện mình nên dễ bị sa đà vào ma túy.

"Nói không với ma túy" là câu khẩu hiệu kinh điển quen thuộc ở nhiều quốc gia suốt hàng thế kỷ qua. Chính quyền các nước ra sức cảnh báo về tác hại của các loại ma túy truyền thống và khuyến cáo tránh xa nó, chẳng hạn như heroin, morphin, cocain... Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại ma túy mới nổi chưa được cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Chúng thường núp bóng các loại đồ chơi len lỏi vào những sân chơi dành cho giới trẻ, được gọi tên tiếng lóng nên dễ dàng qua mặt lực lượng điều tra, chẳng hạn như:

Hơi thở của quỷ (devil’s breath)

Xuất phát từ Colombia, chất gây ảo giác Scopolamine còn gọi là "hơi thở của quỷ" hoặc "mùi của quỷ". Khi phả vào mặt hoặc cho vào đồ uống, chỉ sau vài phút, nạn nhân sẽ có cảm giác như mất trí. Scopolamine được chiết xuất từ Borrachero, một loại cây phổ biến ở Colombia với ý nghĩa là "chè chén say sưa". Trước đây các nhóm giang hồ thường sử dụng để đầu độc nạn nhân khiến họ mất tự chủ rồi ra tay cướp hoặc hiếp dâm. Ngày nay một số tay chơi dùng chất này để trải nghiệm cảm giác "lên mây", hậu quả là bộc phát những hành động dại dột, thậm chí gây hại cho bản thân.

Snapchat 

Loại chất gây ảo giác này thoạt nghe tên giống như một ứng dụng mạng xã hội, song thực ra đây là chất có thể giết chết người. Bạn trẻ thường truyền tai nhau về snapchat được mô tả là loại thuốc gây ảo giác mới nổi có in hình logo con ma.

Flakka

Flakka được mệnh danh là "loại ma túy điên rồ" có giá 5 USD ở Florida. Nó ở dạng tinh thể trắng, gây hưng phấn tương tự như cocain và ma túy tổng hợp muối tắm. Chỉ cần một lượng nhỏ flakka cũng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như có gai đâm trong cơ thể khiến người ta cảm thấy nóng bừng và tự phát hành vi bạo lực. Một số tờ báo miêu tả về con nghiện Flakka trở nên điên dại và quậy phá làm mất an ninh trật tự. Ban đêm họ cởi hết quần áo đi lang thang ngoài đường và đã bị cảnh sát bắt giam. 

Bột nhục đậu khấu (nutmeg)

Bột nhục đậu khấu từng được dùng như một loại gia vị làm bánh hay đồ uống giải khát. Vài năm trở lại đây, nó bị lạm dụng trở thành loại ma túy tại nhà rẻ tiền. Hạt nhục đậu khấu chứa myristicin, một hợp chất tự nhiên có tác dụng làm thay đổi tâm trí nếu dùng lượng lớn. Thậm chí khói của gia vị này có thể gây kích thích nghiêm trọng suốt một đến 2 ngày.

"Ma túy kỹ thuật số" I-dosing

Ngày nay, giới trẻ ngày càng tìm ra nhiều cách gây kích thích bao gồm cả phương pháp âm nhạc có tên là I-dosing. Nhiều trẻ vị thành niên vùi đầu vào headphone để thử loại “ma túy kỹ thuật số” này. Đó chủ yếu là những âm thanh lập thể nổi, được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ. Tác hại của nó vẫn còn nhiều tranh cãi, đa phần các bác sĩ không tin rằng hiện tượng này gây nghiện tương tự dùng ma túy như cocain hay các thuốc loạn thần khác. Các nghiên cứu đang được tiến hành để làm rõ.

Ma túy xác ướp (Zombie drugs)

Một loại heroin rẻ tiền được biết đến giống như cá sấu hay còn gọi là “Krokodil” lần đầu tiên xuất hiện ở Nga vài năm trước. Hiện nay các báo cáo cho biết Krokodil đã du nhập vào Mỹ. Tiêm một liều dưới da, thuốc có thể nhanh chóng phát huy tác dụng phụ khủng khiếp. Đó là những đám mụn ban, một khi chúng vỡ ra, da sẽ bị thối và xuất hiện tổn thương màu xanh dưới dạng sẹo. Hình ảnh tổn thương do tác dụng của Krokodil đối với người dùng khiến họ trông như những xác chết. Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải được tại sao người ta lại thích dùng chất này.

Soda gây ngủ

Khái niệm “đồ uống không có năng lượng” này được biết đến lần đầu tiên vào những năm 2000 với tên gọi là “đồ uống màu tím”. Loại đồ uống pha trộn giữa syro ho, sprite và “trại chủ vui tính” trở thành thức uống giải trí gây cảm hứng cho người dùng. 

Một ví dụ khác là Canna cola - một dạng soda của Marijuana. Tất cả đồ uống này có thành phần giống như syro ho hay các hóa chất khác giúp thư giãn nhưng đều được dán nhãn cảnh báo người uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu hay tác dụng lên hệ tim mạch.

Ma túy gây ảo thanh DIPT

Hầu hết chất ma túy đều gây ảo thị, nhưng loại ma túy được gọi tiếng lóng là DIPT có thể tác động lên chức năng nghe. Dùng liều cao sẽ làm thay đổi nhận thức của người sử dụng, gây cảm giác ngắt quãng hoặc nốt trầm quãng tám. Những người mua loại ma túy này dường như chưa bao giờ trải nghiệm buổi hòa nhạc sống trước đó nhưng lại bị những âm thanh này tác động lên tai của họ. Loại ma túy này có thể gây ảo thanh cả ngày hoặc nhiều tuần. 

Trà VHS

Ở Nam Mỹ, một số người sử dụng băng video cũ để "bào chế" thành một loại thuốc gây ảo giác. Người ta tạo ra loại trà VHS bằng cách luộc băng video cũ đã đập vỡ, bột pin và cồn từ ngũ cốc. Sau khi uống trà này, người dùng sẽ không còn khái niệm về không gian, đến ngày hôm sau vẫn còn cảm giác rất khó chịu. Loại chất gây nghiện kỳ quặc này đã lan tràn khắp thế giới.

Tia máu (flash blooding)

Tia máu nghe có vẻ ghê sợ bởi cái tên của nó. Đó là cách dân chơi sử dụng máu của người đã tiêm heroin để tiêm vào máu mình. Ở một số nước châu Phi, nhiều kẻ nghiện ma túy nghèo liều lĩnh dùng tia máu để có được cảm giác "phê" mặc dù biết rằng hành vi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm AIDS hay viêm gan rất cao./.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.