“Trùm” đánh bạc cảm thấy bị 'cựu tướng' Hóa xúc phạm

Phiên tòa xử vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng Internet.
Phiên tòa xử vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng Internet.
(PLO) - Sáng 21/11, tại phiên xử vụ đánh bạc nghìn tỷ, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50). 

Do sức khỏe không tốt, ông Hóa được chủ tọa cho phép ngồi ghế. Bị cáo Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), được HĐXX gọi lên trả lời.

HĐXX hỏi Nguyễn Văn Dương: Bị cáo nghe lời khai báo của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cho rằng sau khi ký bản ghi nhớ, do C50 không góp vốn và cử người nên bản ghi nhớ không được thực hiện. CNC không phải là công ty nghiệp vụ của C50 từ 2011 cho đến 2015?

Bị cáo Nguyễn Văn Dương khẳng định, các lời khai của Nguyễn Thanh Hóa là sai. Theo Dương, ban đầu Cục C50 chỉ có 30 người nên bị cáo Hóa nói rất cần hỗ trợ của các công ty về nhân lực và phương tiện.

Theo bị cáo Dương, Nguyễn Thanh Hóa từng đưa người của CNC đi nhiều hội thảo, giới thiệu với các lãnh đạo Bộ Công an và một lãnh đạo cấp cao đã nhận xét lực lượng C50 sẽ rất khó khăn nếu không có các công ty như CNC.

Bị cáo Dương cũng nhấn mạnh: Dù công ty của chúng tôi ban đầu còn non trẻ nhưng chúng tôi cũng đã xác định được nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực, đề xuất với Cục để có phương án cụ thể để đề xuất lên cấp trên.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa và Nguyễn Văn Dương.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa và Nguyễn Văn Dương.

HĐXX tiếp tục hỏi: CNC có gửi báo cáo hàng tháng, quý, năm cho C50 không? Nếu là doanh nghiệp bình thường không có mối liên hệ gì thì phải báo cáo như thế không? Ông trùm đánh bạc nói: Chúng tôi có gửi. Cùng ngày ký bản ghi nhớ, anh Hóa ký ủy quyền, các công văn trao đổi ủy quyền cho tôi, kèm theo bản ghi nhớ. Đại diện phần vốn của Cục và có thể ký, trao đổi với các đơn vị bên ngoài nếu như cần thiết. Đó là điều mấu chốt chứng minh ghi nhớ đó có được công nhận hay không.

“Tôi muốn HĐXX xử tôi như một doanh nghiệp bình thường vì tôi không còn muốn có mối liên quan nữa. Nếu anh Hóa nói không có liên quan gì đến Cục thì tại sao trong văn bản trao đổi với các đơn vị khác nói CNC là đơn vị nghiệp vụ của C50. Tôi coi đây là sự xúc phạm danh dự với cá nhân tôi và tập thể của chúng tôi. Tôi rất buồn!”, ông trùm đánh bạc Nguyễn Văn Dương nói.

HĐXX hỏi: Bị cáo có khẳng định một lần nữa, khi hợp tác với VTC Online, bị cáo có báo cáo với C50 và bị cáo Hóa không? Ông Dương nói: Tôi có xin ý kiến của C50, cụ thể là anh Hóa. Anh Hóa nói đây là sự việc cần thiết. Nếu vận hành cổng thanh toán thì sẽ nắm bắt được thông tin người sử dụng.

“Vậy bị cáo có nói cho bị cáo Hóa biết dịch vụ game này chưa được cấp phép không?”, HĐXX hỏi Dương? Trùm đánh bạc Dương khai: Khái niệm cấp phép ở thời điểm đó còn hạn chế. Dịch vụ game online gần như chưa có đơn vị nào có phép cả. Thời điểm đó tôi chưa báo cáo là game này chưa được cấp phép. Quá trình thực hiện, tôi làm thủ tục xin cấp phép, việc này anh Hóa biết.

HĐXX hỏi: Ai là người đề xuất Bộ TT&TT cấp phép cho game RikVip?. Ông Dương trả lời: Anh Hóa nói cần phải cấp phép. Sau đó trên Cục có dự thảo văn bản, tôi có biết dự thảo đó. Ban đầu xin chủ trương cấp phép cho thí điểm dịch vụ này.

HĐXX hỏi ông Hóa về lời khai của bị cáo Dương, ông Hóa trình bày: “Anh Dương nói như vậy tôi không đồng ý, về mặt pháp lý giữa chúng tôi (C50) và anh Dương (CNC) chỉ có bản ghi nhớ, không có văn bản nào khác ràng buộc. Tất cả các báo cáo của CNC lên cục, chúng tôi không giải quyết việc kinh doanh, không can thiệp sự phát triển của công ty”.

 HĐXX hỏi bị cáo Hóa: Bị cáo Dương có cho bị cáo một số tài sản vật chất đúng không? Ông Hóa nói: Chúng tôi không nhận được tiền hay tài sản vật chất của anh Dương. Anh Dương chỉ cho tập thể Cục và hỗ trợ một phần mềm. Chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên, cấp trên cho phép nhận chúng tôi mới nhận.

Về lý do không thừa nhận cầm tiền của Dương nhưng lại nộp tiền khắc phục hậu quả, bị cáo Hóa cho rằng ông muốn gánh trách nhiệm cho các cán bộ, nhân viên cấp dưới. “Tôi muốn giữ uy tín cho các cán bộ chiến sĩ còn lại, tôi yêu cầu vợ tôi tìm mọi cách vay mượn nộp cho CQĐT, chịu trách nhiệm”, bị cáo Hóa nói.

Nhiều cán bộ công an được triệu tập đến tòa

Cũng trong phiên tòa sáng nay, HĐXX đã triệu tập một loạt cán bộ công an thuộc Cục C50, PC50 Công an TP Hà Nội và Tổng cục Cảnh sát (cũ) tới tòa với tư cách người làm chứng.

Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa có mâu thuẫn gì với những người làm chứng nói trên hay không? Ông Hóa khẳng định không có mâu thuẫn gì vì không biết những người này, ngoại trừ ông Lê Anh Tuấn (là cấp phó của ông Hoàng Xuân Phóng – nhân chứng được triệu tập ngày 20/11).

Trước tòa, ông Lê Anh Tuấn cho biết từ năm 2011-2015 công tác tại phòng 2 Cục C50. Lúc đó ông Hoá là Cục trưởng và đề nghị được trình chiếu lời khai.

Đại diện VKS hỏi ông Tuấn: Theo ông khai báo, ông biết có game bài trên mạng. Ông biết tên game bài đó là gì?, và đã báo cáo việc này với ai?

 Ông Tuấn nói: Tên là Tip.Club, có dấu hiệu tổ chức đánh bạc. Trong game có các trò chơi liên quan đến bài bạc, có việc ăn thua trên đó. Đó là dấu hiệu ban đầu. Vào chơi phải tạo tài khoản, phải có tiền để chơi và có thể lấy được tiền ra. Tôi và đồng chí Hoàng Xuân Phóng (trưởng phòng) và Phó Cục trưởng phụ trách Đỗ Anh Tuấn lên báo cáo trực tiếp với Cục trưởng Nguyễn Thanh Hoá. Ông Hoá nói game đó không vi phạm gì cả. Game đó là của công ty bình phong của Cục, sẽ xin cấp phép thí điểm để phục vụ hoạt động của Cục.

Đồng chí Hoàng Xuân Phóng.
Đồng chí Hoàng Xuân Phóng.

Ông Tuấn cũng cho hay, có những thời điểm Bộ TT&TT gửi thông báo về danh sách các game được cấp phép sang C50, cũng có thời điểm không gửi.

VKS hỏi: Khi kiểm tra hoạt động nghiệp vụ với các công ty bên ngoài, ông đối chiếu với cái gì? Ông Tuấn trả lời: Đối chiếu với các cơ quan quản lý khác và cho biết bản thân không trực tiếp làm việc này mà biết qua đồng chí cán bộ Nguyễn Xuân Trọng cùng phòng báo cáo.

Tại tòa, ông Nguyễn Xuân Trọng (cán bộ Cục C50) cho biết: Qua các lần liên hoan của Cục, ông có biết CNC. Cá nhân ông biết CNC có mối quan hệ kết nghĩa và có nghe CNC là công ty bình phong của C50.

Theo ông Trọng, thời điểm đó ông đã đề xuất Lãnh đạo Cục cho phép được dùng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, thu thập thông tin. Sau đó, Trưởng phòng Hoàng Xuân Phóng nói đã báo cáo lãnh đạo Cục, chờ lãnh đạo Cục xin ý kiến lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo Bộ…

Chủ toạ sau đó công bố lời khai của một số nhân chứng khác là lãnh đạo, cán bộ Cục C50. Đáng chú ý, có lời khai nhân chứng khẳng định đã đánh máy một số văn bản gửi lãnh đạo Tổng cục đề xuất cho CNC thuê tầng 4 trụ sở số 10 Hồ Giám, đăng ký biển số 80A cho CNC…

Trả lời trước tòa, nhân chứng Nguyễn Thị Thu Hằng (nguyên Trưởng phòng 4, Cục C50) cho biết: “Về C50 làm việc từ tháng 8/2010, lúc đầu là Phó phòng công nghệ thông tin và truyền thông, sau đó về Phòng 4. Quá trình làm việc, bà không phối hợp nghiệp vụ với CNC nhưng cuối năm 2011 có được lãnh đạo C50 cử đi dự lễ ra mắt công ty bình phong CNC tại một khách sạn cao cấp ở Hà Nội. Hôm đó, nhiều lãnh đạo cục dự, còn có biển treo thể hiện đó là lễ ra mắt công ty bình phong…

“Tôi đã được cơ quan điều tra lấy lời khai nhiều lần. Tôi cam kết lời khai hoàn toàn khách quan, đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật”, bà Hằng nhấn mạnh.

Đối đáp lại, ông Nguyễn Thanh Hoá khẳng định tháng 8/2016, ông đã yêu cầu Phòng 2 báo cáo hoạt động 96 game ở Việt Nam để báo cáo lãnh đạo Tổng cục. Ông còn giao Phòng 2 soạn thảo văn bản báo cáo ông Nguyễn Công Sơn (Phó tổng cục trưởng), không lẽ gì lúc này lại bảo biết có con Rikvip vì trong 96 game, Rikvip đứng đầu…

Đọc thêm

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.