7 năm đau đáu tìm chủ nhân trái tim trong ngực mình để nói lời cảm ơn

7 năm sau ca ghép tim, hiện sức khỏe của anh Đức ổn định và đang làm bảo vệ tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 năm sau ca ghép tim, hiện sức khỏe của anh Đức ổn định và đang làm bảo vệ tại Bệnh viện Trung ương Huế
(PLO) - Hơn 7 năm trước, anh Trần Mậu Đức (35 tuổi, trú tại đường Nguyễn Công Trứ, phường Phú Hội, TP Huế) mắc phải căn bệnh suy tim độ IV, cuộc sống của anh là những chuỗi ngày sống trong sự giày vò của bệnh tật. Rồi một tia hi vọng đã may mắn đến với anh khi có người đồng ý hiến tặng trái tim cho anh cấy ghép mong tìm lại sự sống. Đây cũng là ca ghép tim đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Tìm đến căn nhà mà cả gia đình Đức đang tá túc vào buổi chiều muộn. Căn nhà cấp 4 nằm khuất sâu trong hẻm. Trước lúc phát hiện bị suy tim, Đức vốn là một người khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện đau ốm, bệnh tật. Tốt nghiệp phổ thông, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Đức không có điều kiện học lên như bạn bè cùng trang lứa. 

Năm 2006, Đức vào Đà Nẵng xin làm công nhân cho một công trình xây dựng, nhưng bất ngờ khi đang làm, Đức ngất xỉu rồi sau đó được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện. Lúc này, bác sĩ kết luận Đức bị nhồi máu cơ tim. Không thể tiếp tục lao động được nữa nên Đức trở về Huế. Thế nhưng, vì hoàn cảnh quá nghèo, bố mẹ lại ly tán nên Đức không có điều kiện để điều trị bệnh tật. Mặc cho bệnh tim hành hạ, chàng trai vào tỉnh Bình Dương xin đi làm giày da gia công. Trong thời gian này, Đức luôn chống chọi với căn bệnh tim để mưu sinh và cũng tại đây Đức quen và đem lòng yêu chị Võ Thị Mỹ Nương (quê ở Hậu Giang). Cuộc sống của Đức cứ thế trôi qua, rồi một ngày bệnh cơ tim giãn, những cơn đau quằn quại buộc Đức phải quay lại Huế để chữa trị.

Nghĩ lại quãng thời gian chống chọi với bệnh tật, anh Đức kể: “Năm 2010, khi biết tin Bệnh viện Trung ương Huế có chương trình lần đầu tiên ghép tim miễn phí cho bệnh nhân. Tôi cùng 16 người bệnh khác đã mong chờ từng giờ, từng ngày để được ghép tim. Nhưng may mắn đã không đến với từng người trong phòng bệnh năm đó, nhiều người trong số đó đã ra đi vì không thể chờ đợi được nữa...”.

Một ngày cuối tháng 2/2011, có 1 bệnh nhân bị tai nạn giao thông chết não. Trước khi nạn nhân qua đời, gia đình và nạn nhân đã đồng ý hiến tặng quả tim cho người chờ được ghép tim. Sau khi làm các xét nghiệm, ngày 1/3/2011, hội đồng chuyên môn đã chọn được bệnh nhân Trần Mậu Đức có những đặc điểm tương đồng miễn dịch cũng như đáp ứng những yêu cầu chuyên môn của tạng hiến. 

GS.TS. Bùi Đức Phú, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Trưởng ca mổ tim lấy từ người cho chết não lúc đó cho biết, cuộc phẫu thuật ghép tim được bắt đầu tại Trung tâm tim mạch Huế bởi chính đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế. Ca mổ kéo dài 5 giờ và kết thúc lúc 3 giờ sáng hôm sau. Ca mổ thành công, đan xen là một sự tĩnh lặng và tri ân. Bên cạnh người nhận là những giọt nước mắt của người cho - người đã mất cùng lòng hy sinh cao cả của gia đình cho tim đã vượt qua những thành kiến từ xa xưa để cứu một mạng sống có giá hơn ngàn vàng.

Chia sẻ với chúng tôi về công việc hiện tại, Đức cho hay, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau ca mổ tim, Đức về nhà nghỉ ngơi chỉ được một thời gian ngắn rồi phải xoay đủ nghề từ phụ hồ đến bốc vác hàng hóa thuê để mưu sinh. Rồi may mắn một lần nữa lại đến với Đức khi Đức được giới thiệu vào làm bảo vệ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Cũng như bao nhân viên bảo vệ khác, Đức luôn thực hiện tròn vai các công việc được giao. 

“Đã hơn 7 năm trôi qua kể từ ngày tôi được “hồi sinh”, nhưng đến bây giờ, tôi vẫn không thể biết rõ người cho mình tim là ai, dù bao năm qua, tôi vẫn cố gắng đi tìm. Chỉ may mắn biết được một điều, người đã hiến tặng quả tim ấy được an táng tại một ngôi chùa. Và hàng tháng, đúng vào ngày rằm và mùng một tôi và gia đình  thường tìm đến nơi ấy để thắp hương cho anh ấy. Rồi, hàng năm đúng ngày anh ấy cho tôi quả tim để tôi có được cuộc sống như hôm nay, tôi thường làm mâm cơm cúng nhớ ngày để thể hiện một sự tri ân sâu sắc” – Đức tâm sự.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.