Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông

Lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng cạn dần do thượng nguồn khai thác quá mức, ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả (Ảnh: Nỗi thẫn thờ mất mùa/ Tuổi trẻ)
Lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng cạn dần do thượng nguồn khai thác quá mức, ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả (Ảnh: Nỗi thẫn thờ mất mùa/ Tuổi trẻ)
(PLO) - Bên cạnh hệ thống thủy điện công suất lớn của Trung Quốc ở vùng thượng nguồn, thêm tình trạng hạn hán khốc liệt khi nước mặn xâm nhập sâu vào trong đất tại lưu vực sông Mê Kông đã khiến Việt Nam chịu áp lực rất lớn và nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ vừa qua. 

Giải quyết tình trạng chuyển nước và thủy điện của các nước thượng nguồn, trung nguồn dòng sông Mê Kông trong bối cảnh hiện nay và tương lai ra sao? Các vấn đề trên đã được đưa ra bàn thảo tại Hội thảo “Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức hôm qua (20/7) tại Hà Nội.

Thượng lưu khai thác, nước ngày càng cạn

Lưu vực sông Mê Kông có diện tích khoảng 795.000km² với tổng dung lượng nước hàng năm là 475 tỷm³. Tuy nhiên, lượng nước phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo khảo sát, trong số tổng lượng nước hàng năm nói trên, Trung Quốc chiếm 16%, Myanma 2%, Lào 35%, Thái Lan 18% và Việt Nam dù hạ nguồn sông nhưng chỉ chiếm 11%.  Hiện lượng nước sông Mê Kông lấy để dùng cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại sử dụng có tiêu hao khác ở lưu vực vào khoảng 60 tỷ m³.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông cho biết, theo các kế hoạch phát triển kinh tế Thái Lan lần thứ X (2005-2010) và XI (2011-2016), tầm nhìn đến năm 2027 thì vùng Đông Bắc Thái sẽ được định hướng trở thành trung tâm sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm và nhiên liệu sinh học của Thái Lan. 

Vì thế, việc xây dựng mới và cải tạo hệ thống tưới tiêu, dẫn nước, chuyển nước từ dòng Mê Kông là điều sớm muộn. Cùng với đó, Thái Lan là nước hiện có nhiều công trình tưới (6.338 công trình) với diện tích tưới lớn thứ 2 chỉ sau Việt Nam. Hiện Thái Lan dự định có thêm 990 dự án nữa chủ yếu là chuyển và bơm nước từ sông Mê Kông.

Tuy diện tích không lớn nhưng hai nước Campuchia và Lào đang trong giai đoạn mở rộng canh tác, thâm canh để sản xuất gạo và cây công nghiệp. Theo dự kiến sắp tới, Campuchia sẽ xây mới cho 6.000ha cộng thêm 504.245ha hiện tại cho diện tích tưới, còn Lào sẽ mở rộng 238.617ha cùng 166.476ha hiện tại. Chính vì thế, ĐBSCL của Việt Nam đang chịu áp lực rất lớn khi lưu lượng nước ngày càng cạn dần.

Hậu quả khó lường

Qua chuyến đi thực tế tại Thái Lan do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức, ông Quảng cho biết, hiện tại, người Thái đang xây dựng dự án chuyển nước tuyến Mê Kông – Nong Han - Lam Pao, dự kiến xây 30 hồ chứa, trữ nước sông Mê Kông chuyển vào để tưới cho các vùng quanh hồ. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành và hiện đang chuyển bị đào sâu, mở rộng lòng hồ với diện tích 28,124 triệu Rai (45km2). Khi hồ được tôn cao bằng hệ thống đê bao quanh thì dung tích chứa lên tới 102 triệu m3, lượng nước hàng năm ra vào là 2,8 tỷ m3. 

Trong khi đó, Campuchia cũng không “kém cạnh”. Theo ông Quảng, nước này đang  xây dự án tưới Vaico với tổng chi phí khoảng 200 triệu USD, hạng mục chính là kênh dẫn nước từ dập vào hồ Krapik, dung tích khoảng 100 triệu m3.

Theo nhận xét của  ông Nguyễn Hồng Toàn (chuyên gia Ủy ban sông Mekong Việt Nam), việc chuyển nước sông Mê Kông không phải là mới, các nước đã triển khai từ năm 1960, tuy nhiên đến năm 2014 thì người Thái và người Campuchia cho tổ chức xây dựng quy mô hơn. “Việc xây dựng thủy điện tại thượng nguồn của các nước đã gây không ít khó khăn cho ĐBSCL rồi. Nhưng thủy điện kết hợp cùng chuyển nước sẽ rất nguy hiểm cho nước ta, trong khi chúng ta đang ở vị thế hết sức bất lợi”, ông Toàn nói.

Cho rằng xung đột quyền lợi của các nước khi sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Kông là khó tránh khỏi, trong khi việc chuyển nước và thủy điện sẽ làm ảnh hưởng đến vùng hạ lưu, bà Đặng Thị Hà Giang (chuyên gia Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường) phát biểu: “Việc khai thác và sử dụng nước trên dòng sông Mê Kông nếu không tính toán kỹ sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho vùng hạ lưu. Kinh nghiệm rút ra từ các kết quả nghiên cứu tài nguyên nước trên sông Hồng, sông Mã, sông Cả,… cho thấy dòng sông chảy về mùa kiệt là nguyên nhân gây tác động đến hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ du và gây rủi ro tiềm ẩn thiệt hại môi trường. Lợi ích thu được ở thượng lưu, hạ lưu phải chi trả”. 

Đọc thêm

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.