Hiệu triệu các tư tưởng 'đột phá' để phát triển trong biến đổi khí hậu

Người nông dân ĐBSCL đang phải đối mặt với những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan từ BĐKH.
Người nông dân ĐBSCL đang phải đối mặt với những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan từ BĐKH.
(PLO) - Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, xác định các giải pháp chiến lược chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long với tầm nhìn đến năm 2100.

Trong 2 ngày (26-27/9) tại Cần Thơ, Hội nghị “Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” sẽ diễn ra, dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế.

Đây là hội nghị lớn nhất về BĐKH tại vùng Tây Nam bộ, là sự kiện lớn về phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH lần đầu tiên được tổ chức ở ĐBSCL do Thủ tướng Chính phủ chủ trì nhằm hiệu triệu các tư tưởng “đột phá” giúp Chính phủ Việt Nam và các địa phương trong vùng tìm ra giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến 2100.

Sụt giảm sản lượng lúa gạo do BĐKH

Đó là cảnh báo của các chuyên gia đối với ĐBSCL - nơi sản xuất hơn 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu, 52% sản lượng thủy sản và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 75% sản lượng trái cây cả nước. 

Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới cho thấy, dự báo nhiệt độ trung bình đến năm 2030 của ĐBSCL sẽ đạt mức 35-37 độ C so với 33-35 độ C trong những năm 1980; số ngày nắng trong năm tăng lên 180-240 ngày so với trên dưới 120 ngày của những năm 1980... 

Thực tế, tình hình lũ lụt, xâm nhập mặn cũng thay đổi, bất thường, lượng phù sa từ thượng nguồn sông Mê kông về ĐBSCL ít hơn, dòng chảy thay đổi, xói lở bờ biển, bờ sông diễn ra thường xuyên hơn… đang là những biểu hiện rõ rệt về những nguy cơ đe dọa của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng vốn là “vựa lúa”, “vựa trái cây” lớn nhất nước này. 

Dự báo sản lượng lúa gạo ở ĐBSCL sẽ giảm từ 6 - 12% vì ngập lụt và xâm nhập mặn, trong khi đó sản xuất nuôi trồng thủy hải sản cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, chưa kể đến những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo ở đây khi thiếu nguồn nước ngọt, đời sống bị đảo lộn do các hiện tượng thiên tai bất thường, cường độ mạnh...

PGS.TS. Nguyễn Trung Việt (Trường Ðại học Thuỷ lợi) cho biết, theo thống kê gần đây, mỗi năm ÐBSCL bị mất tới gần 500 ha đất do sạt lở. Có những khu vực trước đây là vùng đất bồi nhưng giờ đây lại trở nên lở và lở rất nghiêm trọng như vùng biển Tây, cách đây 15 năm bồi là chính, nhưng hiện nay có 5 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm buộc tỉnh Cà Mau phải ban hành giải pháp hộ đê khẩn cấp. Số liệu thống kê của Viện Quy hoạch thuỷ lợi Miền Nam cũng phản ánh hiện tượng sạt lở đã và đang xảy ra ngày một nghiêm trọng ở hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, nhất là vào khoảng thời gian đầu và cuối của mùa mưa lũ.

Tại Hội thảo quốc tế “Hạ tầng nước và các thách thức trong biến đổi khí hậu” ngày 19/11/2014, do Dự án “Biến đổi khí hậu và cấp nước ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM” phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ và UBND TP Cần Thơ tổ chức tại TP Cần Thơ, chuyên gia của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã đưa ra kịch bản BĐKH tại ĐBSCL, khi mực nước biển dâng cao như dự báo đến năm 2030, khoảng 45% diện tích của vùng ĐBSCL đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn. Năng suất lúa giảm 9%. Hệ thống nước ngọt bị đảo lộn làm hệ thống sản xuất, sản lượng lương thực, vườn cây ăn trái, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. 

Đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng cao 1m và không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì có khoảng 40% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập sâu trong nước. Dưới tác động của BĐKH, vai trò là vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước, an ninh lương thực quốc gia mà ĐBSCL đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng. Một số ngành kinh tế truyền thống bị đe dọa. Ngoài ra, nó ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải làm tăng nguy cơ ngập sâu các tuyến giao thông trọng điểm, tăng diện tích ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước, xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn trong vùng.

Ứng phó BĐKH để phát triển bền vững

Ngày 20/9, trong buổi làm việc của Đoàn công tác Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ về công tác chuẩn bị tổ chức “Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH”, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho biết, Hội nghị được tổ chức xuất phát từ nhu cầu cấp bách ứng phó với BĐKH, nhằm cụ thể và hiện thực hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc ứng phó với BĐKH.

Hội nghị này nhằm tập hợp trí tuệ, phát huy sáng kiến, xem xét một cách tổng thể, toàn diện, thu hút tối đa các nguồn lực, định hướng được mô hình phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL, chủ động trước những biến đổi không thể đảo ngược của tự nhiên. Qua đó, huy động sự hỗ trợ Chính phủ và xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn, nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng này với tầm nhìn đến năm 2100. Trong đó sẽ tập trung vào các vấn đề như: Quy hoạch ĐBSCL về nguồn nước và thủy lợi, giao thông, xây dựng. Đồng thời thảo luận về cơ chế điều phối hiệu quả cho việc thực hiện các hoạt động có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng và liên ngành.

Tại Hội nghị này, ngày đầu dành cho các phiên thảo luận chuyên đề nhằm nhận định tình hình chiến lược phát triển, nhu cầu và giải pháp về nguồn lực và ngày tiếp theo dành cho Phiên họp toàn thể do Thủ tướng Chính phủ chủ trì nhằm thảo luận và đưa ra các quyết định của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, ngành và địa phương thực hiện. 

Thủ tướng Chính phủ sẽ lắng nghe các báo cáo chuyên đề và ý kiến thảo luận rộng rãi của các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp... Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ sẽ đưa ra những kết luận về định hình chuyển đổi lớn cho mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH và xem xét ban hành Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH với quy mô toàn vùng.

Thông qua Hội nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn sẽ xem xét một cách toàn diện, hệ thống, huy động được các sáng kiến, nhằm tạo ra những “đột phá” trong tư duy, thống nhất hành động của toàn xã hội nhằm định hình mô hình phát triển bền vững của ĐBSCL trong sự liên kết, gắn kết hữu cơ giữa tự nhiên và con người, giữa các địa phương trong và ngoài vùng, tiểu vùng sông Mê Kông. Đồng thời, huy động được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, nguồn lực… của các tổ chức quốc tế và các đối tác góp phần phát triển bền vững cho toàn vùng. Căn cứ vào kết quả hội nghị này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, xác định các giải pháp chiến lược chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến năm 2100.

Như vậy, Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH “có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển vùng ĐBSCL trong giai đoạn mới vì mô hình chuyển đổi, phát triển vùng ĐBSCL thành công sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu triển khai ở các vùng khác trên cả nước và thế giới” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc một lần nữa nhấn mạnh.

Trước đây, tại Diễn đàn ĐBSCL 2016, diễn ra tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến sự cần thiết và vai trò của việc “kết hợp”, liên kết” trong khu vực ĐBSCL để “cạnh tranh tốt hơn, đặc biệt là gắn xây dựng nông thôn mới với ứng phó BĐKH”. Theo GS.TS C.M. Veerman, Trưởng nhóm cố vấn Hà Lan cho kế hoạch ĐBSCL nhận định, ĐBSCL cần có “một chiến lược phù hợp để giảm thiểu và thích ứng với những thay đổi của khí hậu”. 

Trong đó, ông đánh giá cao Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH sẽ “góp phần thực hiện và duy trì một vùng đồng bằng thịnh vượng, cả về kinh tế lẫn xã hội, trong đó người dân có một cuộc sống phần vinh trong một nền kinh tế mạnh mẽ và năng động được hình thành dựa trên việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và thích ứng tốt với những thay đổi về tài nguyên nước và khí hậu”. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh: “Việt Nam cần áp dụng các biện pháp để đảm bảo một tương lai an toàn, thịnh vượng và bền vững cả về kinh tế và môi trường và thích ứng với BĐKH cho khu vực ĐBSCL”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Tô Lâm và Tư lệnh Ahmad Reza Radan ký “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran”. (Ảnh: Khồng Hà).

Việt Nam - Iran: Phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia

(PLVN) - Ngày 14/5, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Lễ đón và hội đàm với Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan, Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư lệnh Thực thi pháp luật Iran đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Đọc thêm

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Chính phủ đề xuất quy định 2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 30 cơ chế, chính sách cụ thể phát triển TP Đà Nẵng. Trong đó có quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.

Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

'Siết' kiểm soát, xử lý vi phạm để ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, tỷ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, nhất là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để ngăn chặn kịp thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.
(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Kiểm toán Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trong thực hiện nhiệm vụ

Thường trực Ủy ban TCNS của Quốc hội và KTNN làm việc nhằm trao đổi, thảo luận về kế hoạch, nội dung tổ chức Phiên giải trình “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị KTNN đến hết niên độ ngân sách Nhà nước năm 2021” vào tháng 8/2023. Ảnh: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh trao đổi, hỏi thăm sinh viên tại gian hàng khởi nghiệp.
(PLVN) - Sáng 12/5/2024, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI. Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức.

Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn lực kiều bào tại các địa phương

Đoàn công tác làm việc với tỉnh An Giang.
(PLVN) - Từ ngày 8-11/5, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu Đoàn công tác gồm lãnh đạo một số đơn vị liên quan trong Bộ Ngoại giao đã đến thăm các tỉnh/TP Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, làm việc về công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người gốc Việt tại một số địa bàn.

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.