Dịch sởi: 8 trẻ vào chỉ có 2 trẻ sống

(PLO) - “Có ngày bệnh nhi cấp cứu đông  quá, chúng tôi còn không kịp ăn uống gì cả, luôn phải túc trực, hội chẩn, cấp cứu liên tục. Có y tá không chịu nổi cảnh đó đã phải lén chui vào phòng khóc…”.

Bé 9 tháng tuổi vào viện điều trị viêm phế quản thì nhiễm sởi, đã tử vong vào ngày 16/4. Ảnh : Nguyễn Khánh
Bé 9 tháng tuổi vào viện điều trị viêm phế quản thì nhiễm sởi, đã tử vong vào ngày 16/4. Ảnh : Nguyễn Khánh 
Tám trẻ vào phòng thở máy, may ra chỉ sống được 2 - 3
“Chẳng ngày nào mà không có bé tử vong, hôm ít thì dăm ba cháu, nhiều lên tới cả chục. Nếu 8 đứa trẻ phải vào phòng cấp cứu thở máy thì may chỉ sống được 2-3 cháu. Ngay như đêm 17/4, rạng sáng ngày 18/4 đã có 3 bé tử vong” - một nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định. Con số trẻ tử vong trong ngày thực tế còn có thể cao hơn nữa, nhưng do khi nghe bác sỹ nói không thể cứu chữa được, người nhà đều lẳng lặng xin xuất viện, xách làn giỏ đưa con về.
Chị Nguyễn Thị Hoa, quê Thái Bình, mẹ bé trai 8 tháng tuổi từ lúc đưa con vào phòng cấp cứu luôn trong trạng thái đờ đẫn, hoảng sợ. Chị Hoa kể, con trai nhập viện đã 3 ngày, bác sỹ chẩn đoán biến chứng sởi thể nặng. Thời điểm hiện tại toàn thân đứa bé tím tái, lạnh ngắt, luôn trong trạng thái hôn mê. Nuốt vội thìa cơm trong dòng nước mắt, chị không khi nào ngưng hướng nhìn vào phòng cấp cứu. Mỗi lần có người bồng trẻ ra khỏi phòng là một lần người phụ nữ này lại hoảng hốt.
Đừng gần đó là người nhà của một bé trai 2 tháng tuổi (ngụ Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội), nhập viện nhi 4 ngày trước trong tình trạng toàn thân tím tái, chân tay cứng, lạnh; đang điều trị trong khu cấp cứu sởi, không có dấu hiệu gì tiến triển. Người nhà cho biết: “Qua biểu hiện và các triệu chứng của cháu, gia đình đã khẳng định cháu bị sởi, yêu cầu các bác sỹ điều trị, nhưng họ yêu cầu phải đợi kết quả xét nghiệm. Bốn hôm rồi, hỏi chuyện thì họ gắt gỏng chưa có. Đến lúc có kết quả, chắc con cháu chúng tôi đã chết rồi”.
Tình trạng tương tự diễn ra tại Khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn sáng hôm qua. Bệnh nhi sởi chủ yếu là trẻ sơ sinh độ tuổi từ 1-6, thường chuyển từ tuyến cơ sở lên. Quá đông, bệnh nhi và người nhà phải tràn ra cả hành lang. Nhiều trường hợp đang phải cấp cứu tại phòng hồi sức tích cực, nhiều cháu phải dùng bình thở. 
Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thanh Thủy vừa mới cấp cứu một bệnh nhi biến chứng, phân trần ngay bên hành lang: “Chúng tôi luôn phải làm việc  hết công suất, mỗi ngày khoa tiếp nhận gần trăm bệnh nhân đến khám chữa, trong đó bệnh nhi sởi chiếm tới hơn một nửa. Hầu như không ai được nghỉ trưa”.
Y tá chui vào phòng bất lực khóc
Những gì đang diễn ra tại hai cơ sở y tế trên cũng được lặp lại tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi cho hay, hiện khoa đang điều trị cho 50 bệnh nhi sởi, trong đó 5 bệnh nhi nặng phải thở máy, những trường hợp khác diễn biến cũng rất bất thường, có thể phải thở máy bất cứ lúc nào. Để có đủ máy thở và bơm kim điện, khoa đã phải huy động tất cả máy của các khoa khác để hỗ trợ, nhiều phòng bệnh cũng được ưu tiên cho bệnh nhi sởi nằm, vậy mà có lúc vẫn phải ghép 3-4 bệnh nhi/giường. 
Bác sĩ Dũng nói: “Có gì đó bất thường”. Theo ông Dũng, đã có nhiều lần dịch sởi xảy ra, nhưng chưa bao giờ ông lại thấy lòng mình bất an như lần dịch này. “Trong thâm tâm, tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó bất thường ngay từ đầu vụ dịch, từ những bệnh nhi đầu tiên. Có ngày bệnh nhi cấp cứu đông  quá, chúng tôi còn không kịp ăn uống gì cả, luôn phải túc trực bên bệnh nhi, hội chẩn, cấp cứu liên tục. Có y tá không chịu nổi cảnh đó đã phải lén chui vào phòng khóc” - BS Dũng nói. 
Đâu đâu cũng thấy sự bất ổn. Số ca bệnh và tử vong vẫn không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo vừa tổ chức chiều qua (18/4) tại Hà Nội, Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 18/4, trong 3.256 trường hợp mắc sởi trên 8.779 người bị phát ban nghi sởi, mới chỉ ghi nhận 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 112 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, ngay từ những trường hợp mắc đầu tiên, Bộ đã chỉ đạo phải truyền thông và thông báo là có dịch và tìm biện pháp dập dịch. Làm gì để không còn cảnh trẻ chờ chết trong bệnh viện? Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng phải quay về vấn đề… tiêm chủng. 
Phòng chống bệnh sởi như thế nào?
Theo PGS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, để phòng chống bệnh nói chung cần lưu ý mấy điểm sau: 
- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về các bệnh dịch;
- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra;
Khi dịch sởi đang diễn ra, cần lưu ý:
- Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh tụ họp, tránh chỗ đông người. Mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ, để tránh tình trạng mang vi khuẩn, virus trong môi trường về. 
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, để đưa đi khám. 
Bệnh sởi đã có vắcxin phòng rất đặc hiệu. Vì vậy cần thực hiện tiêm phòng đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành Y tế. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI

Báo Pháp luật Việt Nam đạt 2 giải C Giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc’ lần thứ XVI
(PLVN) - Tại Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023 - 2024, Báo Pháp luật Việt Nam được trao hai giải C cho loạt bài "Tri ân liệt sĩ thời số hóa" của nhóm tác giả Bùi Thị Xuân Hoa - Lê Võ Nguyệt Thương - Lê Thị Ngọc Hương và loạt bài "Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế" của tác giả Lương Thị Vân Anh.

Bộ Y tế đề xuất cấm sử dụng để chặn hệ luỵ từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phân tích những tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, đặc biệt đối với giới trẻ. Để giải quyết vấn nạn thuốc lá mới này, 'tư lệnh' ngành y tế đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trình Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp để vàng không còn là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi

Phó Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Có nhiều nguyên nhân khiến vàng là nơi 'trú ẩn' của tiền nhàn rỗi nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển… để quản lý thị trường vàng.

Đã giảm chênh lệch giá vàng từ 15-16 triệu xuống còn 3-4 triệu đồng/lượng

Phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để giảm chênh lệch giá vàng, từ phương án đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán vàng trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng/lượng.

Tin tưởng phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu mở đầu phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

“Chỉ có đoàn kết mới thắng lợi”

Người dân Nghệ An vui mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
(PLVN) -  Cả nước đang có nhiều hoạt động thực chất, hiệu quả hướng tới Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam 18/11 hàng năm.

Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trò chuyện với cán bộ, Nhân dân thôn Lời. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 10/11, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Bài cuối: Phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. Ảnh: VGP
(PLVN) -Trong khi các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra thì các chuyên gia, nhà quản lý cũng đưa ra hàng loạt biện pháp để sớm thực thi các thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8

Bài 4: Đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8
(PLVN) - Trên diễn đàn Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp đổi mới mạnh mẽ trong công tác lập pháp ngay từ Kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Bài 3: Thông điệp đổi mới của Tổng Bí thư rất được lòng dân

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) - Thông điệp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ Tổng Bí thư “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”, “chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển”, theo ý kiến một số chuyên gia, là rất được lòng dân.