“Cần tập trung đưa Hiến pháp vào cuộc sống”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và chúc tết cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm và chúc tết cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
(PLO) - Hôm qua (6/2), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tới chúc tết, thăm hỏi và động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam trong ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới.
Tại Bộ Tư pháp, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngay từ sáng 6/2, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CBCCVC&NLĐ) của Bộ Tư pháp đã khẩn trương hòa nhịp cùng cả nước bước vào ngày làm việc đầu tiên của năm Giáp Ngọ trong niềm hân hoan, háo hức đón chào một năm mới có nhiều thành công mới với hy vọng một năm “mã đáo thành công”. 
Trong không khí vui tươi của ngày làm việc đầu năm, lãnh đạo, CBCCVC&NLĐ của Bộ Tư pháp đã vinh dự được đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội đến chúc tết. 
Bày tỏ vui mừng được chung vui trong không khí đầu năm cùng CBCCVC&NLĐ của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Nhiệm vụ cho Bộ, ngành Tư pháp từ năm 2014 rất nặng nề. Vì thế, CBCCVC&NLĐ của Bộ Tư pháp ngày càng tinh thông, hùng hậu, dồi dào nhựa sống, đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống để tiếp tục phấn đấu, xây dựng “ngôi nhà tư pháp mà Bộ Tư pháp là nóc” có những đóng góp hữu hiệu cho các lĩnh vực, hoạt động xã hội, xây dựng cuộc sống mới vì con người, xây dựng guồng máy nhà nước hoạt động theo pháp luật, bảo đảm mỗi người dân được thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, quyền con người, quyền công dân”. Chủ tịch Quốc hội cũng khẳng định, Quốc hội sẽ bảo đảm cho hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp thực hiện ngày càng thành công các nhiệm vụ được giao.
Thay mặt CBCCVC&NLĐ Bộ Tư pháp cảm ơn những lời chúc Tết đầy ý nghĩa của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định: “CBCCVC&NLĐ của Bộ Tư pháp sẽ nỗ lực, siết chặt đội ngũ, học tập, rèn luyện, vượt qua những rào cản để hiện thực hóa “ngôi nhà tư pháp” xứng đáng với niềm tin của Đảng, Quốc hội và Nhà nước.
Gửi lời chúc đầu năm đến CBCCVC&NLĐ, thay mặt lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định, năm 2013 dù nhiều khó khăn nhưng CBCCVC&NLĐ Bộ Tư pháp đã vượt qua để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Bước sang năm 2014, lãnh đạo Bộ Tư pháp hy vọng những kết quả đáng ghi nhận đó sẽ là động lực, là bước đà để CBCCVC&NLĐ Bộ Tư pháp tiếp tục đương đầu với những thách thức, gặt hái được nhiều thành quả hơn nữa trên con đường cải cách tư pháp, hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
Bộ trưởng lưu ý, năm 2014 là năm quan trọng với nhiều nhiệm vụ được giao cho Bộ, ngành Tư pháp, nhất là công tác tổng rà soát hệ thống pháp luật phục vụ cho việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình đã đặt ra. Nhiệm vụ này đòi hỏi CBCCVC&NLĐ của Bộ Tư pháp tiếp tục đoàn kết, gắn bó, cống hiến trí tuệ, tài năng, hết lòng vì sự nghiệp chung của Bộ, ngành và đóng góp ngày càng nhiều cho đất nước.
Chúc tết tại TANDTC, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận công việc của ngành Tòa án rất khó khăn, nhưng ngành đã biết nắm bắt những điều kiện thuận lợi để vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân. Tuy nhiên, Chủ tịch nhấn mạnh, ngành Tòa án với vai trò đặc biệt là cơ quan xét xử, mỗi phán quyết của Tòa có thể làm chấm dứt quyền tự do có thời hạn hoặc vĩnh viễn, thậm chí là quyền được sống của một con người, do đó Tòa án không chỉ làm nhiệm vụ xét xử mà quan trọng là phải xem xét tất cả các quá trình điều tra, truy tố trước đó đã đúng hay chưa. 
“Làm thẩm phán mà bỏ qua khâu này là dẫn đến sai lầm, bản án tuyên sẽ không bảo đảm sự công bằng, khách quan. Vì bất cứ một sai lầm nào trong quá trình tố tụng mà được chấp nhận thì việc tuyên án cũng sẽ sai - Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu - ngành Tòa án phải nghiêm túc thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của Hiến pháp, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, làm sao các phán quyết phải được người dân tâm phục, khẩu phục”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý các quyết định, bản án mà Tòa án ban hành phải đảm bảo thi hành được trên thực tiễn, tránh tình trạng tuyên án rồi không thi hành được. Với những điều kiện thuận lợi như hiện nay, Chủ tịch tin tưởng ngành Tòa án sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó.
Trước đó, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, năm 2013 về cơ bản các Tòa án đã hoàn thành nhiều yêu cầu, chỉ tiêu mà Nghị quyết 37 của Quốc hội đã đề ra như không để xảy ra việc kết án oan người không có tội, tăng cường tranh tụng tại tòa, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ… Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Tòa án xác định trong năm 2014 là đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.
Tại Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhắc lại mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó, phấn đấu xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh. Năm 2014 là năm đầu triển khai Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị toàn ngành kiểm sát quán triệt thi hành Hiến pháp mới, phải tổ chức lại bộ máy, tổ chức, chấn chỉnh lực lượng để đủ sức, đủ lực, đủ trí tuệ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa văn minh, hiện đại. 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, nhiệm vụ, vai trò của ngành kiểm sát hết sức nặng nề, đó là thực hành quyền công tố, giám sát hoạt động tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng với tất cả mọi công dân. Làm được như vậy mới giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong tình hình mới.

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.