Hà Nội còn gần 100.000 trẻ chưa tiêm vắc-xin sởi

Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 23/4, Hà Nội ghi nhận 26 trường hợp mới có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Số bệnh nhân phát ban nghi sởi mới vào viện là 114 ca, có thêm 3 bệnh nhân tử vong liên quan đến sởi.
Ngoài ra, theo thống kê, Hà Nội còn khoảng 70.000-100.000 trẻ có nguy cơ mắc sởi do chưa được tiêm vắc-xin.
Đó là chưa kể tỉ lệ 5% số trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mắc vì hiệu lực bảo vệ của vắc-xin đối với trẻ tiêm đủ 2 mũi là 95%.
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh sởi chủ động, hiệu quả. (Ảnh: Vietnam+/TTXVN)
Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh sởi chủ động, hiệu quả. (Ảnh: Vietnam+/TTXVN) 
Hiện Hà Nội đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân đi tiêm vắc-xin, thậm chí việc này còn được giao cho tổ dân phố đến từng nhà dân để hỏi thông tin và vận động gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng.
Cục Y tế dự phòng cho biết, Hà Nội là 1 trong 5 địa phương có tỉ lệ tiêm vét vắc-xin sởi cao nhất cả nước (đạt trên 90%), tuy nhiên, Hà Nội cũng là 1 trong 5 địa phương có số mắc sởi xác định 10 trường hợp trên 100.000 dân (cao nhất cả nước).
Do nhu cầu tiêm vắc-xin dịch vụ tăng cao nên đã xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin. Chiều 23/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi sở y tế các địa phương, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhập khẩu vắc-xin đề nghị cung cấp đủ vắc-xin sởi cho nhu cầu phòng bệnh sởi.
Theo Cục Quản lý dược, việc lập dự trù, đặt hàng mua vắc-xin của một số cơ sở tiêm chủng không kịp thời, sát với thực tế dẫn đến thiếu vắc-xin cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ và giải thích không rõ nguyên nhân thiếu gây hiểu lầm trong dư luận là Bộ Y tế cấp phép không kịp thời.
“Các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu tiêm dịch vụ vắc-xin phòng bệnh sởi, thủy đậu nói riêng và vắc-xin nói chung cần chủ động thực hiện việc lập dự trù, đặt hàng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu để được cung ứng vắc-xin mà không cần xin ý kiến Bộ Y tế”, ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược cho biết.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.