Hung thủ vụ "Hài cốt biết nói" trần tình tội ác

Nghe xong câu chuyện đẫm máu và nước mắt về tội ác mà Phạm Văn Mão gây ra trên chiếc đò ngang năm 2007, những ai đã từng đi qua bến đò này vào những đêm mưa gió trước thời điểm tìm ra bộ hài cốt (tháng 5/2010) chắc không khỏi giật mình vì đã thoát khỏi bàn tay đồ tể của gã trai vạm vỡ...

Nghe xong câu chuyện đẫm máu và nước mắt về tội ác mà Phạm Văn Mão gây ra trên chiếc đò ngang năm 2007, những ai đã từng đi qua bến đò này vào những đêm mưa gió trước thời điểm tìm ra bộ hài cốt (tháng 5/2010) chắc không khỏi giật mình vì đã thoát khỏi bàn tay đồ tể của gã trai vạm vỡ...

Sau nhiều ngày đêm lỳ lợm không chịu khai báo, Phạm Văn Mão cuối cùng đã chịu mở miệng khi y hay tin anh rể mình đã thừa nhận hành vi tiêu thụ chiếc xe Mão có được nhờ phạm tội.

b
Phạm Văn Mão

Phạm Văn Mão (sinh năm 1987) sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở bến đò làng Bến, xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch. Bố Mão là Phạm Văn Đô, một người đàn ông ẩn mình dưới cái nghiệp chở đò nhưng lại có “nghề” trộm cắp chuyên nghiệp. Trong một lần “trổ tài hai ngón” tại xã An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Văn Đô bị người dân phát hiện, truy đuổi. Đô chạy thục mạng đến ruộng ngô liền kề lò gạch vẫn không thoát khỏi sự bao vây của người dân. Trong cơn phẫn nộ, người dân đã ném hàng trăm viên gạch vào Đô khiến tên trộm phải trả một cái giá lớn hơn nhiều so với tội lỗi của mình: tính mạng. Năm ấy, Mão chưa đến 10 tuổi. Cái tuổi của một cậu nhóc chưa thể hình dung được mối nhân quả dành cho những kẻ chà đạp lên pháp luật. Theo vết trượt của thời gian, Mão bỏ bê học hành, và hậu quả mà y phải nhận ngày hôm nay là hệ quả của những tháng ngày đánh nhau, cờ bạc, lô đề. Mão nối nghiệp đưa đò và có “nghề” trái phép đỏ - đen. Những tháng ngày trượt ngã trên bến đò đã đưa cuộc đời Mão vào con đường phạm tội với những thủ đoạn côn đồ và tàn bạo không còn nhân tính.

Chạng vạng tối ngày 25/8/2007, có một người đi xe máy về bến nhờ Mão chở đò sang sông (sau này Mão biết rằng vị khách ấy là anh Phan Văn Thu, sinh năm 1973, ở thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương). Khi ấy, Mão đã neo thuyền, chuẩn bị rời bến về nhà, lại thêm thấy người khách giọng có hơi men nên Mão không muốn đưa đò nhưng người khách cứ năn nỉ, thậm chí mời y làm một chầu bia. Và để đáp đền cho cái sự nhiệt tình ấy, dù trời đã tối hẳn, Mão cũng tặc lưỡi giong chiếc thuyền gỗ chở khách sang sông. Mão còn nhớ rõ tối hôm ấy có một trận lũ nhẹ nên mực nước sông Phó Đáy dâng lên cao hơn ngày thường, mặt sông rộng hơn chừng 50m. Sang đến bờ bên kia, khi anh Thu dắt xe lên bờ cũng là lúc Mão bổ 3 nhát dao cướp đi mạng sống của anh Thu. Trong quá trình gây án, chiếc sào cắm thuyền đã bị nước cuốn trôi nên Mão đã dùng dây kéo thuyền xuôi dòng 500m thì gặp một bờ cát nhỏ trồi lên giữa dòng sông. 30 phút cho quá trình y dùng tay để moi cát, vùi xác nhạn nhân. Sau khi kéo thuyền về bến, Mão đưa chiếc xe máy của nạn nhân về nhà cất giấu. Nơi Phạm Văn Mão vùi xác nạn nhân chính là địa điểm mà công nhân Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Ngọc Hà đã hút cát và tìm thấy bộ hài cốt của anh Phan Văn Thu ngày 4/5/2010, sau hơn 1.000 ngày đêm người xấu số bị vùi lấp dưới những lớp cát sỏi sau từng cơn lũ - Khá bình tĩnh, Mão kể với phóng viên về cái đêm định mệnh, 25-8-2007, cái đêm mà y đã cướp đi một mạng người để cướp tài sản.

Chất giọng đều đều, Mão tiếp tục kể lại tội ác của mình đến từng chi tiết rằng - đêm ấy y đã lội xuống sông để giặt bộ quần áo đẫm máu như thế nào. Khi về nhà Mão đã lấy nửa lít rượu uống cho say để quên việc vừa làm ra sao và... ngủ ngon lành! Sáng hôm sau, Mão lại ra bến, xuống thuyền để xóa bỏ nốt các dấu vết thì thấy mọi thứ đã... sạch sẽ. Sau phút ngạc nhiên, tên giết người sực gõ trán nhớ ra rằng đêm hôm qua trời mưa rất to nên đã cuốn đi những vết máu mà hắn gây ra. Từ đây, Mão yên chí là... trời đã giúp mình (!) và không ai có thể lật tẩy được tội ác này của y chứ không hề nghĩ rằng đó chỉ là một sắp đặt của tạo hóa để chứng tỏ: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt, tội ác có che giấu kĩ càng đến đâu thì cũng có ngày lộ tẩy trước ánh sáng công lý! Trong số tài sản mà Mão lục soát được của anh Thu trước khi vùi xác nạn nhân xuống sông có một chiếc điện thoại di động và một chiếc ví. Trong ví có một chứng minh thư nhân dân mang tên Phan Văn Thu, một giấy phép lái xe và 360.000 đồng. Mão lấy tiền, còn ví và giấy tờ đem vứt xuống sông. Về con dao gây án, chuôi gỗ của hung khí này bị Mão đốt, thân dao bị đập nham nhở rồi bán sắt vụn. Nhớ đến năm sinh của nạn nhân, Mão dốc sạch tiền đánh con đề 73 mong thu lợi vì nghĩ trời phù y trong việc có mưa xóa dấu vết thì chắc cũng sẽ phù y trong trò đỏ đen. Đến chiều, Mão rủ anh rể là Nguyễn Tiến Bắc (sinh năm 1984) đem bán chiếc điện thoại di động cướp được cho một cửa hàng cách nhà nạn nhân 500m ở thôn Liên Bình, xã Hợp Hòa, huyện Tam Dương lấy 300.000 đồng và tiêu xài hết...

b
Chiếc thuyền đưa khách qua sông

Sau những ngày đầu mất ăn mất ngủ nhưng khi đã khai báo xong toàn bộ hành vi phạm tội, Phạm Văn Mão đã ăn ngủ lại bình thường như lúc ở nhà. Đôi lúc Mão cười đùa với những người bị tạm giam, lúc có chút lo lắng khi nghĩ tới ngày ra Tòa đối diện với những khung hình phạt cao nhất của pháp luật. Y luôn miệng hỏi rằng với trường hợp của mình, liệu có bị tử hình về tội giết người và cướp tài sản không? Liệu y có được về nhà nữa không? Các điều tra viên đã nhiều lần nhắc nhở Mão hãy thành khẩn khai báo để hưởng lượng khoan hồng. Các cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Phúc như Thượng tá Đỗ Văn Hoành, Trưởng ban chuyên án cùng các Thượng tá Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Trần Hanh... đều có chung nhận định rằng hung thủ Phạm Văn Mão tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những thủ đoạn rất xảo quyệt khi xóa dấu vết gây án. Tội ác không thể mãi che giấu mãi, bộ hài cốt của nạn nhân Phan Văn Thu đã được tìm thấy và những dấu vết “biết nói” đã giúp cơ quan công an lần tìm, dần thu thập đủ chứng cứ xác thực để luận tội hung thủ Phạm Văn Mão sau 1.000 ngày tội ác bị hung thủ vùi lấp dưới dòng sông.

Nghe Mão kể chuyện với giọng lạnh tanh như không mà tác giả bài viết này thấy gai hết cả sống lưng! Sao trên đời lại có những kẻ tàn độc đến như vậy? Phải chăng những câu chuyện về đạo đức làm người chưa bao giờ được nói trong ngôi nhà của cha mẹ Phạm Văn Mão nên trong tiềm thức của hắn không hề có ý niệm về cái thiện, cái ác ở đời?

 b
Chiếc xe máy tang vật

Với những gia đình bình thường, liệu một người mẹ có nhận thấy điều khác lạ không nếu con trai mình đang nợ tới 30 triệu đồng mà bỗng nhiên đem về một chiếc xe máy mới cáu cạnh? Một người anh rể lương thiện sẽ làm gì nếu cậu em vợ suốt ngày thua bạc đột nhiên nhờ mình bán một chiếc xe máy không có giấy tờ nguồn gốc? Những điều bất thường ấy dễ dàng được người nhà của Phạm Văn Mão coi là việc hết sức bình thường, thậm chí còn tiếp tay cho Mão tiêu thụ của gian. Thì ra nguồn gốc của cái ác rất dễ tìm ra chứ không phải khó khăn như người ta vẫn tưởng. Đang cơn “khát” tiền, Mão bỗng gặp người có tiền, có xe máy mới lại sang sông một mình khi trời tối, bến vắng. Thế là con quỷ hiện hình trong Phạm Văn Mão và tội ác diễn ra...

...Bến đò làng Bến hôm nay vẫn còn đó và hành khách vẫn đi lại qua sông. Một tội ác kinh hoàng đã bị phơi bày ra một cách đen đúa và trần trụi để rồi chính thức khép lại trên khúc sông này, tại vùng đất này. Sau đây, hy vọng làng Bến sẽ mãi bình yên!

Điều 93 Bộ luật Hình sự: Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc ác trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù 7-15 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú 1-5 năm. 

 
Ghi chép của Hà Tuấn Ngọc
 
 
 

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?