Vụ “con” của “đại gia” khoáng sản hầu tòa: Phong tỏa tài sản để tránh tẩu tán

Khung cảnh hoang phế tại cơ sở sản xuất của Cty Khoáng sản Hà Nội – Điện Biên
Khung cảnh hoang phế tại cơ sở sản xuất của Cty Khoáng sản Hà Nội – Điện Biên
(PLO) - Cty TNHH tài nguyên và khoáng sản Hà Nội – Điện Biên (viết tắt là CKD), vừa bị cơ quan chức năng tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. 

Ngăn chặn tẩu tán 

Cuối năm 2016, theo một bản án của TAND huyện Tuần Giáo (Điện Biên) Cty này buộc phải trả nợ cho nhà thầu xây lắp. Theo bản án, trong các năm 2013-2014, Cty CKD ký 8 hợp đồng thuê Cty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và thương mại Tiên phong - Vina (Mỹ Đình, Hà Nội) thực hiện các hạng mục xây lắp, vận tải… Tổng giá trị các hợp đồng là 39 tỷ đồng, đã thanh toán 20 tỷ, còn nợ 19 tỷ tiền gốc và 4 tỷ  tiền lãi trả chậm (tính đến ngày 30/6/2016). 

Căn cứ Bộ luật Dân sự và quy định pháp luật hiện hành, Hội đồng xét xử quyết định buộc bị đơn - Cty CKD phải trả nguyên đơn - Cty Tiên phong – Vina tổng số nợ cả gốc và lãi là 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá thời hạn, Cty CKD không tự nguyện thi hành án.

Tuy nhiên, không phải số tiền tranh chấp mà chính hành vi của bị đơn mới là điều khiến dư luận xôn xao. Không có đại diện nào của Cty CKD cũng như cty mẹ VMPC có mặt ở phiên xử, cũng như trước đó họ đã phớt lờ hai phiên hòa giải tại tòa.  

Theo cơ quan THADS, lý do ra quyết định là “xét thấy cần ngăn chặn hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản”. Theo đó, THADS Tuần Giáo áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của Cty CKD đối với quyền sử dụng hai khu đất tại địa bàn xã Mùn Chung. Gồm, diện tích thuê thứ nhất là hơn 668.000 m2 tại bản Xá Nhé (mục đích sử dụng là để khai thác khoáng sản chì, kẽm) và diện tích thuê thứ hai là hơn 237.000 m2 tại bản Nậm Bây, là đất để xây dựng nhà máy chế biến.

Cty CKD có chủ sở hữu là Cty CP khai thác và chế biến khoáng sản Việt (viết tắt là VMPCO), một “đại gia”  tiếng tăm trong ngành khai khoáng phía Bắc.

 VMPCO được biết đến là đang sở hữu khoảng 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, tiêu biểu là mỏ chì kẽm (Bảo Lâm, Tuyên Quang, Yên Bái và Điện Biên), mỏ Mangan (Đồng Tâm, Trung Thành, Cốc Hec, Bản sám, Bản Khuông, Nà Viền), mỏ sắt (Khuổi Rào, Phiêng Lếch, và Nà Cắng Cao Bằng), đồng (Lào Cai), ăngtimon... 

“Xác minh” tài khoản VMPCO

Đước biết, để thi hành bản án của Toà, ngoài việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với Công ty CKD, Chi cục THADS Tuần Giáo còn uỷ quyền cho Chi cục THADS quận Đống Đa (Hà Nội) xác minh tài khoản đang giao dịch tại ngân hàng, số dư tiền trong tài khoản hiện tại và tình hình hoạt động, các giao dịch gần đây của chủ sở hữu của CKD là Cty VMPCO. Vào tuần trước, các chấp hành viên đã tới làm việc với ban lãnh đạo doanh nghiệp này tại trụ sở Cty ở 88 Láng Hạ, Hà Nội.

Như PLVN đã thông tin, Điều lệ của Cty CKD quy định, chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của CKD trong phạm vi số vốn điều lệ. 

Theo các tài liệu đưa ra tại toà, dù về mặt danh nghĩa Công ty CKD hạch toán độc lập với chủ sở hữu - VMPCO nhưng về bản chất, mối quan hệ mẹ con này chẳng khác nào hạch toán phụ thuộc. Cụ thể, Chủ tịch Cty CKD - nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty - đã ký ban hành quy định về thẩm quyền phê duyệt hạn mức tài chính tại CKD.

Theo đó, kể cả những khoản tiếp khách, lễ tân khánh tiết vượt quá 5 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/tháng cũng phải được VMPCO phê duyệt chủ trương. Hàng tuần, CKD đều phải làm báo cáo tổng hợp kế hoạch tài chính gửi về cho chủ sở hữu. Báo cáo này sau khi được các phòng, ban chức năng thẩm định đều phải được chủ tịch HĐQT Cty VMPCO.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.