Lặng lẽ "khai tử" tập đoàn

Lặng lẽ "khai tử" tập đoàn
(PLO) - Trào lưu gắn mác “tập đoàn” của các doanh nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn thoái trào. Hoặc tên “tập đoàn” bị “khai tử” và thay vào đó là tổng công ty, hoặc vẫn tồn tại tên gọi “tập đoàn” nhưng người nghe không thấy còn “oách” như mấy năm về trước…
Bắt đầu từ năm 2010, dù không sở hữu nguồn vốn lớn hàng nghìn tỷ đồng như các doanh nghiệp nhà nước tầm cỡ, nhưng nhiều công ty tư nhân với vài ba xí nghiệp trực thuộc cũng gắn cho mình cái mác “tập đoàn” khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh. Xuất hiện nhan nhản những cái tên đọc xong không hiểu thế nào, kiểu như Công ty cổ phần Tập đoàn X, Y, Z...
Ra ngõ là gặp “tập đoàn” - một doanh nhân chia sẻ. Và nhiều “tập đoàn” kiểu này thường có số vốn ít, nhân lực mỏng, thậm chí doanh thu hàng năm cũng nằm ở mức rất khiêm tốn. “Nghe tên “tập đoàn” thì cũng ghê gớm lắm, nhưng nhiều “tập đoàn” kiểu này có trụ sở đóng ở trong ngõ, với diện tích căn hộ khiêm tốn để làm văn phòng” - một doanh nhân cho biết.
Nhưng các doanh nghiệp có vốn lớn,  nhiều lao động, tiềm lực mạnh cũng chưa hẳn ứng với tên gọi tập đoàn mà pháp lý đã thừa nhận.
Trên cơ sở thực hiện thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, ngày 12/1/2010, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) chính thức được thành lập. Tập đoàn VNIC lấy Tổng Công ty Sông Đà làm nòng cốt và Tập đoàn HUD lấy Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị làm nòng cốt.
Tuy nhiên, việc thí điểm thành lập hai tập đoàn này đã nhanh chóng kết thúc sau đó khi các công ty thuộc tập đoàn này “ai về nhà nấy”. Báo cáo của Bộ Xây dựng sau hơn  2 năm thí điểm thành lập mô hình tập đoàn cho thấy, do hình thành trên cơ sở liên kết hành chính nhiều tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên dẫn đến rất nhiều bất cập. 
Những bất cập đó được thể hiện ở “con số” những đơn vị thành viên nằm trong tập đoàn mới được thành lập, cụ thể như quy mô của các tập đoàn tăng đột biến từ vài chục doanh nghiệp thành viên tăng lên đến vài trăm doanh nghiệp. Riêng Tập đoàn Sông Đà  có vốn đầu tư ở 4 cấp doanh nghiệp với tổng số thành viên là 230 đơn vị, trong khi ở HUD có 183 đơn vị. Điều này được xác định dẫn đến mâu thuẫn giữa năng lực quản lý, điều hành của công ty mẹ - tập đoàn với yêu cầu quản lý của tập đoàn đối với các đơn vị thành viên.
“Tuần trăng mật” sau hai năm thí điểm tập đoàn VNIC và HUD chính thức kết thúc vào ngày 2/10/2012, bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo sắp xếp lại 11 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.
Không riêng gì hai tập đoàn VNIC và HUD bị giải thể và các thành viên trở về với tên gọi tổng công ty ban đầu, một năm sau đó, ngày 21/10/2013, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 3287 thành lập Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy trên cơ sở “tổ chức lại” Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). 
“Khai tử” Vinashin, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy có tên viết tắt là SBIC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - SBIC là Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và có 8 công ty con.
Theo Bộ Giao thông vận tải, mục đích chính của tái cơ cấu Vinashin và chuyển về hoạt động theo mô hình tổng công ty là để tập trung vào ngành nghề chính và có tài chính lành mạnh hơn.  

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1

(PLVN) -  Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.

Đọc thêm

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi tên
(PLVN) - Ngày 9/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

Điện lực Nam Định kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Công ty

(PLVN) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển (1965 - 2025), Công ty Điện lực Nam Định đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, không ngừng phát triển, cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu điện sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân.

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025

Doanh nghiệp lữ hành Việt 'lên dây cót' cho mùa du lịch Hè 2025
(PLVN) - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đặt chỉ tiêu đạt 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế, 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Và thực tế, các công ty du lịch, lữ hành… đã và đang “rộn ràng” từng ngày, chuẩn bị mọi điều kiện để “hút” khách…

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm

GDP quý I/2025 tăng cao nhất cùng kỳ 5 năm
(PLVN) - Sáng 6/4, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2025 ). Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.