Doanh nghiệp gỗ lưỡng lự trước Hiệp định VPA/FLEGT

EU được đánh giá là một thị trường lớn chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
EU được đánh giá là một thị trường lớn chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
(PLO) - Theo lộ trình, Hiệp định Đối tác tự nguyện thuộc Chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU sẽ được ký kết vào cuối năm nay. 
Tuy nhiên, theo khảo sát  của Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), chưa đầy 60% số doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết họ có nghe về VPA/FLEGT, nhưng 3/4 số DN chưa biết tới các nội dung chủ yếu của Hiệp định này, điều đáng nói là 73% các DN trong số đó lại đang xuất khẩu các sản phẩm sang EU và chiếm khoảng 51% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành… 
Doanh nghiệp vẫn lơ mơ
“Tôi chưa biết rõ Hiệp định được ký có lợi gì hơn không, chỉ biết chắc nếu Hiệp định được ký, sản phẩm xuất khẩu sang EU phải có giấy chứng nhận hợp pháp”- ông Huỳnh Trinh, Giám đốc Cty CP  XNK Lâm sản Đà Nẵng cho biết.  Là DN nhà nước được cổ phần hóa, ông Trinh cho rằng “cũng có một phần lợi thế thông tin hơn”, nhưng ông thú thực mọi thông tin về Hiệp định đến với ông cũng chỉ “sơ sơ”. 
Với năng suất xuất khẩu từ 8-12 conteiner hàng mỗi tháng, Giám đốc DN này tỏ ra băn khoăn không biết việc cấp giấy chứng nhận sẽ như thế nào, cấp cho DN luôn hay cấp cho từng lô hàng, DN phải chuẩn bị những gì… 
Ông Nguyễn Tích Hoàn, Tổng Giám đốc Cty Hoàng Phát (Bình Định) cho biết, mỗi năm Công ty nhập khẩu khoảng 15 ngàn m3 gỗ để sản xuất các mặt hàng xuất sang EU với doanh thu năm 2014 khoảng 12 triệu USD. Hiện DN này vẫn phải giải trình nguồn gốc gỗ theo Quy chế gỗ của EU và chưa thấy vướng mắc gì. 
Tuy nhiên, khi đề cập về VPA/FLEGT, ông Hoàn thẳng thắn, mặc dù đã được thông tin qua các buổi hội thảo, tập huấn của Hiệp hội Gỗ và được phỏng vấn trong đợt khảo sát đầu năm ngoái, nhưng đến nay ông vẫn còn lơ mơ về nội dung và tiến trình đàm phán Hiệp định...
Ông Đặng Công Quang, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Lâm đặc sản Quảng Nam cũng chia sẻ: “Tôi rất ít thời gian tìm hiểu thông tin về Hiệp định, vì Hiệp định chưa ký kết nên chưa quan tâm nhiều. Hiện tôi cũng không biết các vòng đàm phán đang đi tới đâu?”. 
Còn Giám đốc Cty CP Cẩm Hà (Quảng Nam) Dương Phú Minh Hoàng đề nghị DN phải được biết những nội dung cụ thể sẽ đàm phán. Bởi theo ông, nếu không có sự tham vấn đầy đủ của DN e là sẽ không sát thực tế, như thế sẽ làm khó DN sau này…
“Đành rằng Hiệp định được ký sẽ thuận lợi hơn nhiều cho ngành gỗ xuất khẩu nói chung nhưng với từng DN thì băn khoăn. Theo Hiệp định, sẽ có một hệ thống cấp phép, hệ thống hoạt động tốt DN được lợi nhưng liệu có tốt không, DN có phải “xin” không?”- ông Nguyễn Đức Duy, Phó Giám đốc Cty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (Bình Định) tỏ ra nghi ngờ. Ông Duy cho biết, hiện nay các DN xuất khẩu đồ gỗ như Tiến Đạt đã phải có 5 chứng chỉ, giờ lại thêm 1 chứng chỉ nữa là thêm thủ tục nữa – liệu có rối không? 
Tại Hội thảo “Kết nối và chia sẻ thông tin giữa các DN ngành gỗ về FLEGT-VPA” do CED phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây tại Bình Định, nhiều ý kiến của DN, hiệp hội DN cũng tỏ ra băn khoăn về việc ký Hiệp định VPA/FLEGT. Theo bà Tô Kim Liên, Giám đốc CED, chính những DN này  cách đây 1 năm đã ủng hộ việc ký kết Hiệp định. 
“DN hiện nay lo lắng nhất về thủ tục và quy trình cấp phép có thể gây thiệt hại cho DN và ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho DN? Điều thực sự làm các DN lo ngại là chắc chắn quá trình này sẽ mất thời gian và tốn kém hơn. DN cũng băn khoăn “lấy gì để đảm bảo hệ thống xác minh và cấp phép hoạt động minh bạch và hiệu quả, không gây phiền hà cho người dân và DN?”- bà Liên chia sẻ.
Doanh nghiệp cần làm quen với các chuẩn mực quốc tế
Tại Hội thảo “Kết nối và chia sẻ thông tin giữa các DN ngành gỗ về FLEGT-VPA” tổ chức tại Bình Định, đại diện Hiệp hội Gỗ Bình Dương cũng thẳng thắn đặt vấn đề: Có nên tiếp tục đàm phán không, vì Việt Nam và 6 nước khác cũng đàm phán quá lâu? 
Trước ý kiến “bàn lùi”, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), ông Đào Tiến Dũng - Chánh Văn phòng thẳng thắn chia sẻ: “Vấn đề không phải là có ký VPA hay không mà những lợi ích nó mang lại từ khi Việt Nam tham gia đàm phán rất rõ ràng. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình tốt lên rất nhiều, việc này giúp ích rất nhiều cho DN, giúp DN tuân thủ pháp luật tốt hơn, mở rộng tên tuổi trên thị trường thế giới...”.
Bà Nguyễn Tường Vân - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo VPA/FLEGT, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định: “Việc có thêm một loại giấy phép thì phát sinh thêm các loại giấy tờ, thủ tục là không thể tránh khỏi, tuy nhiên, khi đã có giấy phép FLEGT, các sản phẩm gỗ của DN có thể đưa vào EU mà không phải giải trình nguồn gốc gỗ như hiện nay các DN đang phải làm…”. 
Bà Vân cũng chia sẻ, thực tế là một số vấn đề kỹ thuật về cấp phép FLEGT chưa có hướng giải quyết, việc 6 quốc gia đã ký kết Hiệp định VPA  nhưng chưa cấp được phép FLEGT và cũng có người nghi ngờ về hiệu lực của hiệp định và đặt câu hỏi  phải chăng VPA có gì không ổn? 
“Dù Việt Nam có đàm phán VPA hay không thì các DN  vẫn phải đáp ứng quy định của thị trường quốc tế về gỗ hợp pháp. Trong bối cảnh hội nhập, các DN cần làm quen và tuân thủ các quy định, chuẩn mực quốc tế…”- bà Vân lưu ý.  Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo VPA/FLEGT cũng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán VPA theo hướng đáp ứng các quy định của EU và phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. 
“Các DN cần chủ động tìm hiểu về VPA/FLEGT. Khi đã có giấy phép VPA/FLEGT, sản phẩm gỗ của DN xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay. Khi VPA được ký, sẽ gia tăng niềm tin và cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại Hoa Kỳ, Austrailia và Nhật Bản… Đây là những quốc gia đề cao tính hợp pháp với sản phẩm gỗ…”- bà Tô Kim Liên, Giám đốc CED quả quyết.
Doanh nghiệp không cần phải quá lo lắng về việc xin giấy phép
Tại hội thảo, ông Trần Văn Triển – Phó trưởng phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm lưu ý, định nghĩa gỗ hợp pháp là do Chính phủ Việt Nam đưa ra dựa trên pháp luật Việt Nam chứ không phải do EU áp đặt. Hiện nay, để xuất khẩu được gỗ sang thị trường EU, DN đang phải làm trách nhiệm giải trình, nghĩa là DN cũng phải có giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp. 
Như vậy, DN chỉ cần tuân thủ tốt các quy định về sử dụng đất, khai thác/nhập khẩu, hải quan, vận chuyển, buôn bán gỗ, đăng ký kinh doanh, thuế… thì đã đảm bảo 4/7 nguyên tắc về gỗ hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, còn lại chỉ là các vấn đề về kinh doanh, môi trường và xã hội. Vì thế mà việc thích ứng với VPA-FLEGT sẽ không gặp nhiều khó khăn như các DN tưởng tượng.
Ông Triển cũng cho biết thêm, với việc cấp phép FLEGT, nếu DN muốn đảm bảo thời gian đơn hàng thì chủ động nộp hồ sơ sớm. Sau khi cơ quan kiểm lâm duyệt, hồ sơ sẽ tự động được chuyển sang đơn vị cấp phép là Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã có nguy cấp Việt Nam (CITES) để cấp phép. Một cổng thông tin điện tử cũng sẽ được xây dựng để DN có thể xin cấp phép online để tránh việc chồng chéo thủ tục và quan liêu, giảm chi phí và thời gian đi lại cho DN.
Cũng tại hội thảo, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sau khi Hiệp định ký kết, sẽ phải mất một thời gian để xây dựng hệ thống cấp phép, DN vẫn sẽ làm trách nhiệm giải trình bình thường theo EUTR, như vậy các DN sẽ có thời gian chuẩn bị nên không cần phải quá lo lắng về việc xin giấy phép…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025
(PLVN) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) đã tiết lộ những dự án dự kiến sẽ được đơn vị này đầu tư trong năm 2025.

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom.

Năm 2025 sẽ là một năm khởi sắc với doanh nghiệp

Theo ông Trần Đăng Nam, chúng ta đang có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. (Ảnh trong bài: Đoan Trang)
(PLVN) - 2024 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng bức tranh nền kinh tế đã có những gam màu tươi sáng hơn. Trong năm 2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh được các chuyên gia dự báo sẽ ổn định và tăng tốc phát triển. Sự phục hồi và tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tư duy sáng tạo và nắm bắt cơ hội của các DN.

Biến 'sa mạc' khô hạn thành những vườn xanh tươi tốt

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) - Ninh Thuận và Bình Thuận có tiếng là nắng, gió, cát khắc nghiệt, ít mưa như “sa mạc”, là những yếu tố “kẻ thù” của nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đã thay đổi, biến những vùng đất khô hạn thành những vườn xanh tốt tươi.

PJICO chào đón tuổi 30 với định hướng phát triển bền vững

PJICO chào đón tuổi 30 với định hướng phát triển bền vững
(PLVN) - Vừa qua, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025. Mặc dù năm 2024 thị trường bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm PJICO nói riêng gặp nhiều khó khăn và thử thách, tuy nhiên nhờ kiên định với định hướng phát triển “ An toàn - Hiệu quả - Bền vững”, PJICO vẫn ghi dấu ấn kết quả kinh doanh ấn tượng, hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024 do đại hội đồng cổ đông đề ra, khẳng định tính đúng đắn của tầm nhìn chiến lược.

EVNSPC hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ năm 2024

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 15/1, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và truyền hình trực tuyến đến 251 điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự và chỉ đạo hội nghị.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.