​Xả thải gây ô nhiễm ở Hải Dương: Đã bị phạt, vẫn tái diễn

Một số công nhân đang khắc phục hệ thống đường ống nước thải của Công ty TNHH Thành Dũng
Một số công nhân đang khắc phục hệ thống đường ống nước thải của Công ty TNHH Thành Dũng
(PLO) - Với ngành nghề sản xuất chính là tái chế giấy để làm vỏ bao xi măng, giấy trắng, Cty TNHH Thành Dũng có địa chỉ tại xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn (Hải Dương) đã bị xử phạt hành chính vì gây ô nhiễm môi trường. 

Thế nhưng, hiện nay tình trạng này lại liên tiếp tái diễn vi phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Môi sinh bị tàn phá  

Theo chân ông Trần Văn Đích, cán bộ địa chính xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn đến khu vực cổng của Cty TNHH Thành Dũng, phóng viên chứng kiến cảnh 5, 6 công nhân đang hì hục khắc phục hệ thống đường cống tại phía trước cổng của công ty. Phần nước đen kịt, bốc mùi khó chịu chảy tràn lan ra cả đường đi.

Dẫn phóng viên ra cánh đồng phía trước Cty, ông Đích cho biết, những ngày gần đây, người dân vô cùng bức xúc khi phát hiện trên liên tục gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, từ ngày 1/3/2017, lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất giấy của Cty này đã chảy qua đường cống dây cáp và thẩm thấu trực tiếp vào hệ thống thủy lợi trên các cánh đồng Đống Mía, Dộc Rừng của thôn Ngư Uyên, xã Long Xuyên.

Nước thải chảy ra có màu đen kịt, bốc mùi khó chịu. Khi người dân tiến hành bơm nước vào đồng ruộng của mình thì nổi bọt trắng xóa, bốc mùi. Việc gây ô nhiễm môi trường của Cty làm người dân rất bức xúc.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Giang, Chủ tịch xã Long Xuyên bức xúc cho hay, nhận được phản ánh của người dân, UBND xã đã tới làm việc với phía Cty đồng thời báo cáo sự việc lên huyện. Mới đây, Cty đã cho người ra đắp bờ ngăn thẩm thấu và dùng máy bơm bơm nước ngược trở lại khuôn viên của Cty.

Tuy nhiên, tình trạng nước thải chảy tràn vào hệ thống thủy lợi vẫn chưa chấm dứt, người dân vẫn bức xúc kiến nghị. Sáng 9/3, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn đã phối hợp với UBND xã Long Xuyên lập biên bản xử lý vụ việc nhưng Cty khẳng định không phải do họ gây ô nhiễm môi trường và một mực không ký vào biên bản.

Điệp khúc "tái phạm"

Cty TNHH Thành Dũng sản xuất giấy Kraft (giấy vỏ bao bì xi măng) với công suất 20.000 tấn/năm đi vào hoạt động từ năm 2005, sản xuất chủ yếu là bột giấy và giấy, bao bì carton. Cty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 2400m3/ngày đêm, công suất thực tế đạt 70% tương đương với gần 1.700m3/ngày.

Nước thải sản xuất  từ quá trình nghiền bột và quá trình hình thành giấy phẩm được bơm trở lại phục vụ công đoạn nghiền bột lề OCC và pha loãng bột trước khi đến qui trình hình thành giấy. Lượng lượng dư thừa được bơm về hệ thống xử lý nước thải.

Tuy nhiên vào năm 2008, Cty TNHH Thành Dũng đã bị Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hải Dương xử phạt 26 triệu đồng vì hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép và không thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo tác động môi trường.

Không khắc phục sai phạm, ngày 23/9/2009, Cty tiếp tục bị Đội 1 Phòng 3 Cục Cảnh sát môi trường phối hợp cùng Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hải Dương bắt quả tang khi đang vận hành máy bơm xả nước thải sản xuất không qua xử lý ra sông Kinh Môn. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định lượng nước thải sản xuất không qua môi trường với lưu lượng lớn (khoảng hơn 200m3/h).

Tại thời điểm kiểm tra, Cty có một hệ thống xử lý nước thải của Trung Quốc nhưng không vận hành xử lý, hồ chứa nước thải để xử lý khô cạn. Lãnh đạo Cty cũng đã thừa nhận xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, chưa thực hiện giám sát định kỳ theo đăng ký; chưa có hồ sơ đăng ký cấp phép xả thải và chưa được cấp phép xả thải. Cảnh sát sau đó đã tiến hành lập biên bản làm việc và đề xuất xử lý Cty theo quy định của pháp luật.

Chưa dừng lại, đến đầu năm 2013, tổ công tác Phòng 4 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) tiếp tục bắt quả tang Cty TNHH Thành Dũng đã xả thải không qua xử lý trực tiếp ra môi trường sông Kinh Môn bằng hệ thống các đường ống và máy bơm công suất lớn.

Trước việc Cty TNHH Thành Dũng liên tiếp tái vi phạm xả thải gây ô nhiễm và vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường, đề nghị các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương huyện Kinh môn, tỉnh Hải Dương cần kiên quyết vào cuộc, yêu cầu Cty này khắc phục triệt để các sai phạm, không để tái diễn việc xả thải gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân, tạo tiền lệ xấu trong công tác bảo vệ môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Kiên quyết đóng cửa nhà máy nếu doanh nghiệp sản xuất không đảm bảo môi trường

Liên quan đến việc bảo vệ môi trường, ngày  14/3/2017, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đã có buổi  kiểm tra việc khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải của Cty TNHH Dệt Pacific Crystal có địa chỉ tại Khu công nghiệp Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. 

Sau khi trao đổi, lắng nghe ý kiến của Doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương yêu cầu lãnh đạo Cty TNHH Dệt Pacific Crystal phải nhanh chóng chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực môi trường, sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải để Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, Cty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, Bộ TN&MT tìm hiểu nguyên nhân, có biện pháp khắc phục triệt để sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Trước đó, vào cuối năm 2016, người dân xã Lai Vu phản ánh Cty TNHH Dệt Pacific Crystal nhiều lần xả thải gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, tỉnh Hải Dương đã ra quyết định xử phạt hành chính 672 triệu đồng đối với Cty trên về hành vi “xả nước thải có 5 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải vào môi trường. Trước tình trạng Cty TNHH Dệt Pacific Crystal liên tục bị người dân phản ánh về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, tại buổi kiểm tra thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cũng nghiêm khắc nhấn mạnh: “Nếu doanh nghiệp trong quá trình sản xuất tiếp tục không bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa nhà máy”.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.