Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động họ, hụi, biêu, phường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đó là đề xuất được nhiều đại biểu nêu lên tại cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ) do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu chủ trì hôm qua (3/8).

Trải qua hơn 10 năm thi hành, Nghị định số 144/2006/NĐ-CP (ngày 27/11/2006) đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện quyền dân sự của người dân trong xác lập, thực hiện các quan hệ về vay tài sản nói chung và về họ nói riêng. 

Về cơ bản, các văn bản pháp luật điều chỉnh về họ đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ liên quan, góp phần tạo hành lang pháp lý an toàn hơn cho người dân trong các giao dịch về họ. Đồng thời phát huy các giá trị văn hóa, tập quán tốt đẹp về sự tương thân, tương trợ lẫn nhau trong huy động vốn, phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, góp phần hạn chế cho vay nặng lãi và đẩy lùi các tệ nạn xã hội khác liên quan.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu cho vay, đi vay bằng phương thức họ ngày càng đa dạng, phức tạp thậm chí có sự biến tướng. Trên thực tế đã xảy ra một số các vụ việc vỡ họ gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức, khiến các cơ quan có thẩm quyền khó khăn trong xác minh họ, tên, lai lịch của người tham gia họ trong các dây họ lớn; xác định chứng cứ; xác minh đường lối giải quyết hành vi là khởi tố hình sự hay giải quyết tranh chấp dân sự… Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là Nghị định số 144 còn có những hạn chế trong quy định về người tham gia họ, hình thức thỏa thuận họ, sổ họ, cơ chế kiểm soát họ, lãi suất họ… 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu chủ trì cuộc họp.

Mặt khác, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 với nhiều quy định mới liên quan đến địa vị pháp lý của chủ thể; về việc xác lập, thực hiện bảo vệ các quyền dân sự; về các giao dịch dân sự; về đại diện; về nghĩa vụ và hợp đồng… trong đó chế định hợp đồng vay tài sản đã được sửa đổi, bổ sung khá cơ bản. BLDS năm 2015 cũng quy định việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi phải tuân thủ theo quy định của BLDS.

Theo đó, nghiên cứu bổ sung các quy định về cơ chế tự kiểm soát lẫn nhau giữa những người tham gia họ, góp phần định hướng hành vi của người tham gia họ; bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên để tăng cường ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ quyền dân sự.

 Nhằm đảm bảo thiết lập cơ sở chứng cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh, dự thảo Nghị định thay thế cũng dự kiến bổ sung một số quy định về nội dung của sổ họ và quy định thêm về giấy biên nhận, đồng thời quy định rõ để tính toán lãi suất trong các trường hợp cụ thể về vấn đề lãi suất gồm lãi suất trong trường hợp họ có lãi và xác định được mức lãi, họ có lãi nhưng không thỏa thuận rõ lãi suất, lãi suất trong trường hợp chậm trả…

Theo ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, cần đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo nguyên tắc tự thỏa thuận, đồng thời cũng phải có cơ chế kiểm soát lẫn nhau của những người tham gia họ. Đặc biệt, phải chú trọng tới công tác phổ biến, tuyên truyền về các quy định pháp luật của việc tham gia họ tới tận xã, phường, thị trấn để người dân nắm bắt được khung pháp lý khi tham gia “sân chơi” này. 

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Văn phòng Chính phủ nhận định: công tác phổ biến tuyên truyền về Nghị định số 144 này còn yếu, người dân chơi họ chủ yếu theo tập quán. Do đó cần đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân, đồng thời quy định rõ mức độ can thiệp của Nhà nước trong hoạt động này để vừa tạo sự minh bạch trong việc tham gia họ, vừa đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người dân.

Nêu lên thực tế từ năm 2006 đến nay đã có hàng trăm vụ án hình sự liên quan đến chơi họ, ông Đỗ Khắc Hường (Cục Pháp chế, Bộ Công an) cho rằng khi vỡ họ gây ra hậu quả nghiêm trọng, nặng nề về kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương, dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực. Một trong những nguyên nhân khiến việc tham gia họ của người dân phát triển không đúng hướng là do Nhà nước còn quản lý lỏng lẻo, để những người tham gia họ tự do hoạt động, Nhà nước chỉ can thiệp khi có các vụ án hình sự. Vì bản chất của họ có lãi là hoạt động tín dụng nên cần quản lý chặt, do đó đề nghị bổ sung nội dung về quản lý nhà nước, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan địa phương đối với hoạt động này.

Thứ trưởng Lê Tiến Châu nhận định, tham gia họ là một phong tục tập quán hình thành từ rất lâu. Nếu duy trì đúng cách thì đó là hoạt động có bản chất tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là ở vùng nông thôn, người dân vốn đã khó khăn thì khi vỡ họ sẽ để lại hậu quả rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân còn hạn chế khi chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không tính toán được rủi ro phát sinh. Trong khi đó, các biện pháp ngăn ngừa, xử lý còn yếu, chủ yếu là xử lý hình sự hoặc dân sự trong hình sự. Còn giải quyết tranh chấp thuần túy trong dân sự rất hạn chế. 

Do đó, Nghị định sau khi ban hành cần góp phần định hướng nhận thức, tác động đến hành vi, làm lành mạnh hóa quan hệ dân sự trong lĩnh vực rất đặc biệt này. Cần chú trọng tới tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động này nhưng tránh đụng chạm, can thiệp quá sâu vào các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân cũng như quan tâm đưa ra giải pháp về tuyên truyền, giải quyết tranh chấp… để đảm bảo tính công khai, minh bạch. 

Tin cùng chuyên mục

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Đọc thêm

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.