Đổi mới quy trình lập pháp và lập quy trong một văn bản luật

Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì phiên họp
Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì phiên họp
(PLO) - Hôm qua  (21/2), Ban soạn thảo Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã có phiên họp cho ý kiến về một số định hướng lớn xây dựng Dự án Luật này.
Chủ trì phiên họp, Trưởng Ban soạn thảo – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, quy trình xây dựng VBQPPL chưa thật hiệu quả dẫn đến tình trạng phải chờ văn bản (VB) hướng dẫn và tình trạng song song tồn tại hai Luật về ban hành VB như hiện nay thực sự là “bất cập quá lớn”.
Một trang VB luật có gần 26 trang VB hướng dẫn
Bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận, quá trình thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 vẫn có một số hạn chế. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL với nhiều hình thức, cấp độ hiệu lực khác nhau. 
Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến dẫn chứng, chẳng hạn như trong lĩnh vực đầu tư, số liệu thống kê năm 2008 cho thấy với 134 trang VB luật, có đến 3.471 trang VB hướng dẫn thi hành (đạt tỷ lệ 25,9 trang) hay cứ một trang Luật Đất đai có 19,5 trang VB hướng dẫn thi hành, còn với Luật Xây dựng, tỷ lệ này là 12,5 trang.
Ngoài ra, theo ông Tuyến, tiến độ ban hành một số VB chưa đáp ứng yêu cầu như Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh…; tình trạng nợ đọng VB quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh mặc dù đã giảm so với những năm trước đây, song chưa chấm dứt. Trung bình có chưa đến 60% số VB được ban hành đúng hạn theo chương trình, kế hoạch. 
Thông tư của các Bộ, đặc biệt là thông tư liên tịch thường bị chậm 6 tháng, thậm chí nhiều năm như một số thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự. Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ chậm 8 tháng so với tiến độ như các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới.
Cũng bàn về vấn đề chậm ban hành VB, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Nguyễn Phước Thọ nhận định, tình trạng này thể hiện tính chưa kịp thời của VB, ở chỗ chưa đưa vào chương trình xây dựng hoặc đã đưa vào chương trình xây dựng nhưng chậm ban hành. Điển hình là “bỏ nội dung tên cha, tên mẹ trong Chứng minh nhân dân mà mất tới 8 tháng rưỡi”. Không những thế, chất lượng chính sách trong VBQPPL rất hạn chế, chưa tạo động lực phát triển, chưa đột phá.
Mạnh dạn đổi mới quy trình xây dựng
Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên được ông Thọ chỉ ra là theo quy định hiện hành, quy trình xây dựng chính sách và quy trình lập pháp, lập quy đang tách rời nhau, khiến chính sách chậm đi vào cuộc sống. “Vì vậy, tới đây cần thống nhất quy trình xây dựng chính sách với quy trình ban hành VB cũng như thống nhất giữa quy trình ban hành VB với việc tổ chức thực thi” – ông Thọ kiến nghị.
Cho rằng quy trình lập pháp hiện nay không hiệu quả, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Kim Thoa phân tích, nếu theo thủ tục bình thường, một dự thảo luật xây dựng xong sẽ được Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, qua thẩm tra của Ủy ban có liên quan của Quốc hội và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu rồi tới kỳ họp sau mới thảo luận, thông qua. Tuy nhiên, khoảng thời gian 6 tháng từ kỳ họp cho ý kiến đến kỳ họp thông qua mới là giai đoạn “phát sinh nhiều vấn đề”. 
Từ đó, bà Thoa đề xuất cần cho ý kiến 2 lần đối với dự thảo VB, lần thứ nhất là cho ý kiến về chính sách để “đặt hàng” xây dựng dự thảo, lần thứ hai thì cho ý kiến hoàn thiện và thông qua dự thảo; đồng thời cần phối hợp với Ủy ban liên quan của Quốc hội ngay trong quá trình xây dựng dự thảo nhằm có được ý kiến thẩm tra kịp thời, đỡ mất thời gian hơn.
Còn báo cáo một số đổi mới về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, ông Tuyến cho biết dự kiến sẽ không quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội vì thực tiễn cho thấy chương trình thường xuyên bị điều chỉnh do sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội; đổi mới quy trình thông qua, ban hành VBQPPL đối với quy trình lập pháp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quy trình lập quy của Chính phủ cùng một số chủ thể khác. Hơn nữa, sẽ mở rộng các trường hợp VBQPPL được ban hành theo thủ tục rút gọn và quy định cụ thể hơn về quy trình này; quy định rõ hơn về hiệu lực của VB, thời điểm có hiệu lực của VB…
Phát biểu kết luận phiên họp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường lưu ý, lần này là xây dựng luật mới, chứ không phải đơn giản là sửa đổi, bổ sung 2 luật năm 2008, năm 2004 và luật mới phải thực sự trở thành “Luật về làm luật”. “Việc song song tồn tại của 2 luật là bất cập quá lớn, làm hệ thống pháp luật tăng dày, nhiều tầng nấc. Chắc trên thế giới không có nước nào mà luật lại không có hiệu lực trực tiếp như ở nước ta, kể cả những quy phạm trực tiếp, mà cứ phải đợi hướng dẫn, thậm chí đợi cả VB hành chính” – Bộ trưởng tâm tư. 
Đồng tình với việc không quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội nhưng Bộ trưởng cho rằng, không thể bỏ hẳn mà nên quy định là mỗi nhiệm kỳ Quốc hội sẽ có định hướng xây dựng luật, pháp lệnh, còn chương trình thì vẫn phải thông qua hàng năm và nhấn mạnh một việc làm tích cực là “trước khi thông qua một luật nào đó, Ủy ban của Quốc hội thường tổ chức đoàn giám sát”. 
Bộ trưởng cũng đặt vấn đề, liệu quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL tới đây có tiếp tục phân thành 2 giai đoạn không; lồng ghép như thế nào về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, nhất là trách nhiệm bồi thường mà dân rất day dứt, về đầu mối trong tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo VB…

Tin cùng chuyên mục

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”

Cục THADS TP.HCM: Liên Chi bộ tổ chức "Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử”
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch phối hợp, được sự đồng ý của Đảng ủy Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh, Chi bộ Phòng Nghiệp vụ 2 – Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Kế toán đã tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “ Hành trình về nguồn – Tiếp bước lịch sử” tại Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp) là nơi gìn giữ phần Mộ của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vào ngày 11,12/5/2024.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Công ty Cổ phần Grand Nutrition tổ chức thành công chương trình thiện nguyện tại Côn Đảo
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng ngày 11/5/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần Grand Nutrition triển khai hoạt động trao tặng học bổng và phần quà cho học sinh, người có công trên địa bàn.

Không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về đội ngũ thông tin cơ sở. (Nguồn ảnh: Bộ TT&TT)
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Đây là lần đầu tiên Chính phủ ban hành nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở, tạo hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được đảm bảo và bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quyền tiếp cận thông tin.