Món nợ với tiền nhân

Địa đạo củ chi (Nguồn: Internet)
Địa đạo củ chi (Nguồn: Internet)
(PLO) - Chuyện một bộ phận người trẻ không rõ lịch sử nước nhà đã không còn là chuyện lạ, nhưng điều quan trọng là chính bản thân họ cũng không có ý thức và không cảm thấy cần thiết phải bổ sung kiến thức lịch sử cho mình. Làm sao để người trẻ hứng thú và yêu môn lịch sử đến nay vẫn là bài toán khó chưa giải được.

Trong chuyến tham quan địa đạo Củ Chi, di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 13/8 vừa qua, có một nhóm các cô gái trẻ hướng dẫn một khách ngoại quốc theo đoàn tham quan. Các cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc hợp thời, tuổi ngoài hai mươi. Thế nhưng, trong suốt chuyến đi, những câu hỏi hay nhận xét các cô đưa ra khiến nhiều người trong đoàn phải kinh ngạc.

Khi hướng dẫn viên (HDV) kể câu chuyện người dân trong vùng giải phóng ban ngày vẫn đi làm, nhưng ban đêm thức vót chông, ba cô gái hỏi HDV: “Tại sao phải vót chông?” Anh HDV ngạc nhiên trả lời: “Người dân vót chông để phục vụ cách mạng”. Các cô gái lại hỏi: “Vót chông sao lại có thể phục vụ cách mạng được? Chông để làm gì?”. Anh HDV vẫn tiếp tục giải thích và câu kết luận của các cô gái đưa ra là: “Thôi chẳng hiểu gì cả, bỏ qua (!)”. Điều đáng nói là các cô gái nói trên đi cùng một khách nước ngoài, với kiến thức như thế, chẳng hiểu họ sẽ phiên dịch, giải thích về địa đạo với vị khách nước ngoài ra sao.

Cũng trong chuyến đi ấy, một thanh niên khác, đưa ra thắc mắc: “Tại sao trong vùng giải phóng mà bà con có thể thoải mái đi lại được(!). Tại sao địa đạo sờ sờ ra đấy mà giặc không đến tiêu diệt? Bà con sinh hoạt, rèn vũ khí có bị Mỹ đến hoạnh họe không”. Anh HDV đành trả lời: “Đây là vùng giải phóng, Mỹ có thể đặt chân đến, nhưng mà sau… giải phóng”.

HVD địa đạo kể, trong quá trình các anh hướng dẫn khách tham quan còn gặp rất nhiều câu hỏi “ngơ ngác” về lịch sử của du khách. Thậm chí, có những du khách không thể phân biệt kháng chiến chống Mỹ và kháng chiến chống Pháp. Không ít du khách thực ra không hề có hiểu biết căn bản về địa đạo Củ Chi đất thép thành đồng, mà chỉ là tò mò, nghe bạn bè rủ có hầm thì đến để… chui hầm, hoặc chơi các trò dã ngoại mà thôi. Số này rơi vào các du khách tuổi trẻ, không ít em là sinh viên, học sinh. Đáng nói là tuy các em bị hổng kiến thức lịch sử, nhưng khi được tham quan, nghe giải thích thì tỏ ra rất hứng thú. Có em còn nói, giá mà học lịch sử toàn qua mô hình với tham quan như vậy thì chắc nhớ hết (!).

Những câu hỏi “cười ra nước mắt” của các bạn trẻ tại các di tích lịch sử, chứng tích chiến tranh còn rất nhiều. Và câu hỏi “học lịch sử để làm gì”, mỗi lần như vậy, lại văng vẳng như một lời nhắc nhở: Lịch sử không chỉ là quá khứ, lịch sử  đã trở thành máu thịt của cuộc sống chúng ta hôm nay, mà mỗi người đều phải biết, phải ghi nhớ.

Làm thế nào để người trẻ không còn ngu ngơ với lịch sử, yêu thích, học lịch sử, đó là một câu chuyện dài và gian nan, mà nếu chưa tìm ra được cách dạy lịch sử hiệu quả thì chúng ta vẫn còn có mang món nợ lớn với tiền nhân.

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.