Về thăm Pác Bó - vùng đất thiêng lịch sử

Suối Lê Nin, nước trong xanh như ngọc bích.
Suối Lê Nin, nước trong xanh như ngọc bích.
(PLO) - Đến thăm Khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã biên giới Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), du khách không chỉ được làm giàu thêm về kiến thức lịch sử mà còn được thưởng ngoạn một danh lam thắng cảnh lãng mạn, sơn thủy hữu tình.

 Ấn tượng đầu tiên khi du khách đến với khu di tích lịch sử Pác Bó là bắt gặp dòng suối Lê Nin với màu nước xanh trong như ngọc bích, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Khung cảnh Pác Bó thật nguyên sơ trong lành, dường như đâu đây vẫn còn in dấu chân của Người, bởi nơi này năm xưa Bác vẫn thường “sớm ra bờ suối, tối vào hang” trong những ngày Cách mạng Việt Nam còn non trẻ. 

Theo lời những hướng dẫn viên khu di tích, thời gian đó đời sống của người dân dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có nhiều gia đình thiếu đói, nhất là vào những ngày giáp hạt, bà con phải vào rừng đào củ mài để kiếm sống qua ngày.

Cũng có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa.  Điều đáng quý là dù khó khăn vậy nhưng đồng bào vẫn một lòng đi theo cách mạng, giúp đỡ kháng chiến.

Khung cảnh ở Pác Bó thật nên thơ, trữ tình
Khung cảnh ở Pác Bó thật nên thơ, trữ tình

Cuộc sống của Người kham khổ, đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy vị lãnh tụ vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác nhưng Người đã kiên quyết không đồng ý.

Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Hang Cốc Bó là do Bác Hồ đặt tên, theo tiếng Tày có nghĩa là cửa nguồn. Mùa mưa, nguồn nước tạo thành suối, còn mùa khô nước trong vắt, tạo thành những khe nhỏ, chảy róc rách nghe rất vui tai. Điều đặc biệt là dòng nước tại con suối này không bao giờ cạn.

Nước từ trong lòng núi cứ tuôn chảy bất tận, nó giống như một linh khí khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho những người làm cách mạng. Có lẽ chỉ có ai đặt chân đến nơi này mới cảm nhận được âm thanh của dòng chảy. Nó là sự hài hòa giữa đất trời, núi rừng và cả những con người chân chất sống giản dị ở nơi đây. 

Theo như quan sát, Cốc Bó là một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi. Hang vẫn giữ được nguyên trạng chiếc giường đơn sơ của Bác trước đây, một tấm ván gỗ được kê trong một góc nhỏ, giữa những khối thạch nhũ. Đây chính là cái nôi, là máu thịt, là tinh lực của cả dân tộc, giống nòi. Nếu Hà Nội là trái tim của Tổ quốc thì vùng đất cách mạng Pắc Bó chính là nguồn sống của cách mạng Việt Nam.

Sau những giờ làm việc mệt nhọc, Bác Hồ thường ngồi câu cá ở đây.
Sau những giờ làm việc mệt nhọc, Bác Hồ thường ngồi câu cá ở đây. 
Du khách đến đây ai cũng tỏ lòng thành kính, dành tình yêu đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Xuyên qua những hàng cây, nơi có những viên đá nhẵn bóng, bởi đây chính là đầu nguồn của con suối. Và Bác Hồ đã từng làm thơ tại đầu nguồn con suối này. Tại đây nước vẫn chảy róc rách, lướt qua tường phiến đá.

Có lẽ đây chính là giọt nước ngọt lịm, giọt nước của sự trong trẻo tươi mát. Đây chính là những giọt nước trong sáng tựa như lửa, thắp sáng lung linh, mở đường cho ý chí cách mạng. Kế bên nguồn nước tựa như dòng sữa ấy chính là núi Các Mác cao vời vợi.

Cách đó không xa, ven suối Lê Nin là một rừng trúc nhỏ được đặt tên rừng trúc Bác Hồ. Được biết, trước kia nó chỉ là một bụi trúc nhỏ, được sử dụng làm gậy chống để tránh trơn trượt đi đường rừng, núi. Phía dưới rừng trúc không xa là mỏm đá lớn bằng phẳng nhô ra giữa lòng suối, xung quanh dây leo phủ kín chính là nơi Bác vẫn thường ngồi câu cá, làm thơ.

Những dấu tích đó cộng với những lời kể cảm động của hướng dẫn viên về cuộc sống vất vả mà thanh cao của Bác đã làm cho nhiều du khách xúc động nước mắt dâng trào. Điều đó chứng tỏ tình cảm của các thế hệ trẻ vẫn luôn thành kính hướng về Đảng, Bác Hồ với lòng cảm phục, biết ơn, như con suối Lê Nin uốn lượn chảy quanh chân núi Các Mác hùng vĩ vẫn rì rào đêm ngày không bao giờ ngưng nghỉ.

Thật tự hào khi Pác Bó giờ đây không chỉ là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc mà đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn của đồng bào từ mọi miền Tổ quốc và du khách nước ngoài tìm về./.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.