PVN cần người liêm chính trong vai điều hành

PVN là một tập đoàn kinh tế với 6 vạn người lao động
PVN là một tập đoàn kinh tế với 6 vạn người lao động
(PLO) - Xuất hiện trong cuộc hội thảo khoa học về ngành Dầu khí do Tạp chí Cộng sản tổ chức hôm đầu tuần, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN - TS.Hồ Sỹ Thoảng nhiều lần xúc động khi nói về những ngày đầu mới thành lập ngành Dầu khí và cả những “bão giông” mà ngành này đang đối mặt.

Lớn lên qua từng hợp đồng

Ông Thoảng kể, ngành Dầu khí được thành lập từ tháng 9/1975 nhưng ngay từ năm 1961, những cán bộ dầu khí đã đi từ vĩ tuyến 17 trở ra, lên tận vùng Tây Bắc, Việt Bắc, trung du rồi đồng bằng, hải đảo... để tìm các điểm đá lộ với hàng chục lộ trình khảo sát địa chất để tìm “biểu hiện” của dầu. 

Sau năm 1975, những cán bộ trong ngành đã đi Trung Đông, châu Phi để học cách làm dầu khí mà việc học đầu tiên là thăm dò sản phẩm, sau đó là học cách đàm phán hợp đồng. Hợp đồng đầu tiên mà PVN ký kết là khai thác dầu khí dưới hình thức “hợp đồng phân chia sản phẩm”, là hình thức có lợi hơn cho nước chủ nhà so với “hợp đồng đặc nhượng”. 

Sau này rất nhiều hợp đồng đã được ký kết, có những hợp đồng không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nhưng chỉ được phát hiện sau này và phía Việt Nam đã đòi đàm phán lại. Từ thành công này, PVN đã dần làm chủ được công việc, tiến hành hợp tác với nhiều đối tác trên thế giới với dạng hợp đồng có cổ phần (thường là 15%) nhưng đến khi khai thác thành công, PVN mới chi trả khoản cổ phần này. 

Càng làm với các đối tác nước ngoài, PVN “vỡ” ra nhiều điều nên tiến hành đàm phán hợp đồng ngày càng có lợi cho ngành. Cụ thể, từ hợp đồng hợp tác sang hợp đồng cùng điều hành, theo đó, sau một thời gian nhất định, quyền điều hành dự án thăm dò khai thác sẽ chuyển từ nhà thầu nước ngoài sang PVN. 

Ông Thoảng cho biết, Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn là một ví dụ khi năm 2007, sau 5 năm điều hành, BP (công ty dầu khí đa quốc gia của Anh) đã bàn giao quyền điều hành cho PVN và PVN đã hoàn thành tốt công việc của mình. Sau này tất cả những hợp đồng dạng này đều được các cán bộ của PVN phát huy tối đa trong đàm phán với đối tác nước ngoài. 

TS. Hồ Sỹ Thoảng
TS. Hồ Sỹ Thoảng 

Tính đến nay, tiềm năng dầu khí còn chưa đến 50% so với trữ lượng dự báo nhưng PVN vẫn nỗ lực từng ngày để mang lại lợi ích quốc gia, góp phần tăng GDP. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, PVN đã vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu đạt 134.000 tỷ đồng, vượt 13% so với kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước hơn 44.000 tỷ đồng. 

“Trên đường đi mang lại thắng lợi có thể có sự vấp ngã, có thể đó là lỗi tập thể nhưng cũng có thể là lỗi cá nhân nhưng chúng tôi vẫn vượt qua mọi khó khăn để cố gắng vươn lên, đóng tròn vai của một ngành kích thích các ngành kinh tế khác phát triển”, ông Phan Ngọc Trung – Thành viên Hội đồng thành viên PVN nói. 

Lo cho 6 vạn lao động

Ông Thoảng cho rằng, hiện nay PVN gặp nhiều khó khăn do diễn biến của thị trường dầu, chứ không chỉ khó khăn bởi bối cảnh khai thác. Giá dầu xuống ảnh hưởng cực lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh.

Bản thân ông Thoảng cũng đã từng trải qua thời kỳ khủng hoảng vì giá dầu xuống. Đó là thời điểm những năm 1989 - 1990, giá dầu xuống chỉ còn 9 USD/thùng, lượng dầu tồn đọng rất lớn. Trong bối cảnh ấy, bán được dầu cũng là một vấn đề khá khó khăn vì người mua có nhiều lựa chọn. 

Thêm một khó khăn lớn thử thách ngành Dầu khí Việt Nam vào thời điểm ấy là việc Việt Nam phải dự trữ dầu trên tàu, trong khi thế giới dự trữ dầu thô trong kho. Đây là thách thức lớn mà ngành Dầu khí khi đó phải đối mặt vì nếu không xuất bán được dầu thì khai thác, sản xuất sẽ ngưng trệ.

Tuy nhiên, Việt Nam may mắn vẫn có những đồng minh tốt nên dần dần lượng dầu cũng được xuất bán và nhờ thế, ngành Dầu khí trụ lại được cho đến khi giá dầu dần tăng lên. 

Thoáng chút xúc động sau khi kể lại những khó khăn, thách thức mà trong quá khứ, ngành này đã phải trải qua, ông Hồ Sỹ Thoảng nghẹn ngào khi nói về tình trạng hiện giờ của PVN. Ông tâm sự: “Thời gian đầu khi nghe những thông tin về PVN, cảm giác đầu tiên của tôi là buồn, rất buồn, sau đó là hoang mang, lo lắng cho 60.000 người lao động của PVN”. 

Ông Thoảng cho rằng, họ là những người say sưa với công tác thăm dò và khai thác dầu khí, họ là những người chắc chắn bị liên quan đến tình trạng hiện thời của Dầu khí chứ không liên can. Do đó ông mong muốn họ vẫn sẽ hăng say lao động như “tinh thần Dầu khí” vốn có. “Con thuyền” ấy vẫn phải ra khơi, lướt sóng nhưng cần có người chèo lái, định hướng lại.

Rồi ông quả quyết, đây là lúc để Đảng ủy, Công đoàn, cán bộ nhân viên ngành Dầu khí đồng lòng, đoàn kết, phải xốc lại tinh thần làm việc để tìm lại hào khí của người dầu khí, vốn là niềm tự hào của PVN suốt bao nhiêu năm qua. 

“Chúng ta thiếu tiền, thiếu công nghệ nhưng không thiếu người. Tuy nhiên, chúng ta cần những người liêm chính ở vai trò điều hành” - cựu Chủ tịch PVN nhấn mạnh. 

“Con thuyền” ấy vẫn phải ra khơi, lướt sóng

Ông Hồ Sỹ Thoảng cho rằng, 6 vạn lao động của PVN là những người say sưa với công tác thăm dò và khai thác dầu khí, họ là những người chắc chắn bị liên quan đến tình trạng hiện thời của Dầu khí chứ không liên can. Do đó, ông mong muốn họ vẫn sẽ hăng say lao động như “tinh thần Dầu khí” vốn có. “Con thuyền” ấy vẫn phải ra khơi, lướt sóng nhưng cần có người chèo lái, định hướng lại.

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu để tận dụng tốt các FTA

Cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) còn rất nhiều vấn đề. Trong đó, phải hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng xác định chính xác hơn đối tượng được miễn thuế, đối tượng phải chịu thuế, xây dựng hệ thống quản lý dễ kiểm soát để tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả.

Ngành chè Việt Nam: Xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao

Cần liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng để nâng cao giá bán sản phẩm chè. (Ảnh: G.H)
(PLVN) - Chè của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng giá xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và chỉ bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Tại sao?

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội
(PLVN) - Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (04/11/1994 - 04/11/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.