Miền Trung nỗ lực khắc phục hạn chế, chung sức gỡ 'thẻ vàng' thủy sản

TP Đà Nẵng quyết liệt thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp. (Ảnh: VA)
TP Đà Nẵng quyết liệt thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp. (Ảnh: VA)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với nỗ lực góp phần gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với ngành thủy sản, các tỉnh, thành miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã nỗ lực khắc phục bất cập, kỳ vọng cùng cả nước vượt qua đợt sát hạch cuối cùng dự kiến trong tháng 11 này.

Gấp rút khắc phục tàu cá “3 không”

Dự kiến trong tháng 11 này, Đoàn Thanh tra của EC sẽ đến nước ta kiểm tra chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Thời gian càng đến gần, các tỉnh, thành miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi nỗ lực khắc phục các bất cập còn tồn đọng. Trong đó, vấn đề tàu cá không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép (tàu cá “3 không”) được chú trọng.

Theo thống kê của ngành thủy sản Đà Nẵng, toàn thành phố có 437 tàu cá “3 không”. Địa phương đã tổ chức kiểm tra thực tế hiện trạng hoạt động, làm việc trực tiếp với từng chủ tàu, phân loại từng nhóm trường hợp để xử lý.

Cụ thể, đưa ra khỏi danh sách 281 tàu; hỗ trợ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản (GPKTTS) cho 93 tàu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho 19 tàu để bảo đảm khai thác theo quy định. Riêng đối với các tàu cá chưa đủ điều kiện để cấp các loại giấy tờ trên thì thực hiện lập danh sách theo dõi từng trường hợp cụ thể, nắm rõ thực trạng, vị trí neo đậu, yêu cầu chủ tàu không đưa tàu đi hoạt động khai thác thủy sản khi chưa đầy đủ giấy tờ và không để ngư cụ, thiết bị, dụng cụ khai thác trên tàu…

Tương tự, tỉnh Quảng Nam cũng rốt ráo giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá “3 không”. Đến nay, ngành thủy sản đã tham mưu UBND tỉnh công bố 3 lần danh sách các trường hợp tàu cá không đủ tiêu chuẩn. Hiện ngành đang tổng hợp bổ sung lần thứ 4 với khoảng 83 tàu cá để trình tỉnh công bố lần cuối, qua đó quyết tâm “xóa sổ” tàu cá “3 không”.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam, trong danh sách trên có 71 tàu chưa được giải quyết. Trong đó, nhóm tàu thứ nhất (có chiều dài từ 6m đến dưới 12m) là 50 chiếc, nhóm tàu thứ 2 (có chiều dài từ 12m đến dưới 15m) là 21 chiếc. Đối với nhóm tàu thứ nhất, các địa phương sẽ giải quyết xong vào cuối tháng 10, trước thời điểm Đoàn công tác của EC sang Việt Nam.

Cái khó là giải quyết nhóm tàu thứ 2. Đơn vị đã cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương hướng dẫn ngư dân giải quyết tàu cá “3 không”. Ngành cũng đã liên hệ các cơ sở đăng kiểm để hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân thực hiện hồ sơ thiết kế, kiểm định máy thủy... Hiện nay, các chủ tàu cá đang chờ thiết kế nên chưa thực hiện xong đăng kiểm, cấp đăng ký, giấy phép. Việc này kỳ vọng sẽ giải quyết xong vào tuần đầu tháng 11.

Tại Quảng Ngãi, tháng 6/2024, tỉnh này công bố danh sách 1.087 tàu cá của ngư dân không đủ điều kiện đăng ký theo Thông tư số 23 của Bộ NN&PTNT. Đến hơn giữa tháng 10, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra thực tế đối với 903/1.087 tàu cá “3 không”, qua đó, hướng dẫn ngư dân thực hiện thủ tục và cấp giấy chứng nhận đăng ký đối với 469/903 tàu cá, cấp GPKTTS cho 435/469 tàu cá.

Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại

Song song với việc xóa tàu cá “3 không”, công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập cảng, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, cấp GPKTTS phục vụ truy xuất nguồn gốc thủy sản được các địa phương miền Trung cũng triển khai thực hiện đồng bộ, bảo đảm theo quy định.

Tại Quảng Nam, nguy cơ tàu cá tỉnh này vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài và bị bắt giữ rất cao. Sản lượng hải sản bốc dỡ qua các bến cá trên địa bàn tỉnh cũng chưa được kiểm soát.

Tình trạng trên cũng diễn ra ở Quảng Ngãi khi ngư dân không đưa tàu về cảng chỉ định để bốc dỡ hải sản mà vào 24 bến cá tư nhân, truyền thống, bãi ngang ven biển để bán cho chủ vựa.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, Sở NN&PTNT hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp các địa phương, các cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền trong tỉnh.

Đại tá Phan Văn Thí, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá ở các trạm biên phòng tuyến biển; tuyệt đối không cho tàu cá vượt trạm đi biển, không cho xuất bến đối với tàu cá không bảo đảm quy định.

Đơn vị cũng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử phạt nghiêm hành vi khai thác IUU của ngư dân; phối hợp với Công an tỉnh nắm tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các chủ tàu, thuyền trưởng, các tổ chức, cá nhân đưa tàu cá và ngư dân Quảng Nam sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép…

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.