Doanh nghiệp nội vẫn đang bị 'lép vế'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về “Kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020” cho thấy, mặc dù số lượng DN sau 1 năm thực hiện Nghị quyết đã tăng lên song các DN Việt Nam (VN) vẫn đang bị “lép vế” ngay trên “sân nhà”…

Tăng nhưng không bền vững

Trong năm 2016, số DN đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn DN với tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% về số DN và tăng 48,1% về số vốn đăng ký so với năm 2015. Riêng 4 tháng đầu năm đã có thêm 39.580 DN mới thành lập, nâng tổng số DN đã đăng ký thành lập tính đến 30/4/2017 lên 1.090.731 DN. Đáng chú ý là số lượng DN ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2016 đã giảm đáng kể so với năm 2015 với 73.145 DN (giảm 9,5% so với năm 2015), trong đó có 12.478 DN hoàn thành thủ tục giải thể và 60.667 DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. 

Như vậy, từ con số 149.082 DN đang hoạt động năm 2007, số lượng DN đang hoạt động ở VN năm 2015 đạt 442.486 DN, gấp 3,0 lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng về số lượng DN bình quân trong giai đoạn 2007-2015 đạt 14,8%/năm. Nếu tính cả số DN đăng ký thành lập, ngừng hoạt động, giải thể và quay trở lại hoạt động trong năm 2016, thì đến 31/12/2016 ước có 546.281 DN đang hoạt động.

Tuy nhiên, điểm đáng quan ngại là trong các tháng đầu năm 2017, số lượng DN thành lập mới tuy có tăng nhưng số lượng DN ngừng hoạt động và giải thể bằng khoảng 1/2 so với số lượng DN mới thành lập. Về thực chất, quy mô DN không có nhiều cải thiện, số lao động trung bình trên một DN dao động khoảng 30 người- thấp hơn rất nhiều so với tiêu chí DN nhỏ (dưới 50 lao động).

Xét về năng lực của DN, hiệu quả sử dụng lao động trong giai đoạn 2007-2015 đã không được cải thiện nhiều mà còn giảm đi, từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 14,2 lần năm 2015. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN cũng ngày càng giảm. Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2015 với mức trung bình khoảng 40,9%. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của các DN trong nền kinh tế giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,2% năm 2015. 

Dự cảm của DN năm 2017 về mức cải thiện về “Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm” hiện đang ở mức thấp nhất so với các chỉ số khác (Năng suất lao động, tổng doanh số...)  cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các DN VN vẫn đang là một vấn đề lớn khi các sản phẩm VN sản xuất chưa tạo ra được giá trị gia tăng cao. 

Chi phí vẫn là gánh nặng

Theo VCCI, chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các DN ở VN. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về VN. Ngoài ra còn có những chi phí phát sinh liên quan đến thủ tục hành chính, nộp phí, thời gian chậm trễ, giá xăng dầu tăng, phụ phí vận tải biển…

Cùng với đó, chi phí về thuế, vốn vay, đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng kinh doanh trong nước quá cao đang gây khó khăn cho các DN. Hầu hết các DN có quy mô trung bình trở xuống tại VN không thể chi trả những khoản phí cao để thuê mặt bằng tốt, có vị trí thuận lợi, bị lép vế so với các đối thủ quốc tế, là những nhà bán lẻ danh tiếng, giàu kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính vững mạnh hơn. Giá thuê mặt bằng là nguyên nhân dẫn đến các chuỗi nhà hàng, dịch vụ ăn uống và bán lẻ nội địa bị lép vế hơn so với hầu hết các chuỗi bán lẻ của nước ngoài. 

Đáng ngại hơn cả là chi phí về lao động. Theo một khảo sát mới công bố của JETRO  cho thấy gần 60% DN lo ngại chi phí nhân công tăng cao tại VN. So với nhiều nước và ngay trong khối ASEAN, VN đang có mức đóng BHXH cao nhất (32,5% mức lương tháng trong đó DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%). Trong khi đó, Malaysia chỉ đóng BHXH 13%, Phillippines 10%, Indonesia 8%. Tỷ lệ đóng bảo hiểm giữa DN và người lao động ở VN cũng khác xa, trong khi nhiều nước quy định DN và người lao động đóng bằng nhau, mỗi bên 50%. Trong khi đó, theo Tổ chức Lao động thế giới, năng suất lao động của VN thấp hơn của Sing-ga-po tới gần 16 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần… 

Đặc biệt, chi phí không chính thức vẫn là gánh nặng của DN khi có đến 66% trong số 11.000 DN được hỏi xác nhận trả loại phí này (báo cáo PCI 2016). Điều đang nói, tình hình này không có mấy cải thiện qua các năm. Có từ 9-11% DN tham gia điều tra từ năm 2014- 2016 cho biết các khoản chi phí cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ, cao hơn hẳn mức 6-8% giai đoạn 5 năm trước. Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN vẫn phổ biến, chỉ tiêu này dù được cải thiện trong 2 năm qua (giảm từ 65% năm 2013-2014 xuống còn 58% năm 2016) nhưng vẫn cao so với kết quả điều tra các năm trước đó. Các DN thường phải trả các chi phí không chính thức khi làm thủ tục cấp mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp đón thanh tra, kiểm tra, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.

Doanh nghiệp “chậm lớn”

Khảo sát của VCCI cho thấy, liên tục trong ba năm liền 2014, 2015 và 2016, khối các DN trong nước liên tục bị lép vế so với khối DN ngoại và xuống dốc trên cả 3 phuơng diện: Bất luận cán cân thương mại của cả nước thế nào thì DN trong nước triền miên nhập siêu; tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu teo tóp dần chỉ còn chiếm 28,4 % trong năm 2016; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối DN trong nước luôn thấp hơn so tốc độ tăng trưởng chung, năm 2016 là 4,8% (so với tốc độ chung là 8,6%). 

Do quy mô DN quá nhỏ và thiếu các DN “đầu tàu” nên ngành công nghiệp hỗ trợ của VN vẫn phát triển ì ạch. Các DN FDI chủ yếu nhập các linh kiện và mua nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài hoặc từ mạng lưới sẵn có, “góp phần” đáng kể cho việc thâm hụt cán cân thương mại và chuyển giá. Nghịch lý là tỷ lệ DN FDI thua lỗ vẫn cao nhất so với khối DN nhà nước và ngoài nhà nước, nhưng các nhà đầu tư vẫn coi VN là địa điểm đầu tư hấp dẫn và các chỉ số về hiệu suất sinh lời trên tài sản của khu vực FDI vẫn là cao nhất so với các khu vực DN còn lại.   

Cùng với đó, năng lực quản trị DN, quản trị công ty của các DN VN còn rất hạn chế. Sự yếu kém về quản trị cũng làm cho DN VN “chậm lớn”, đông về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng. Việc VN mới có khoảng 700 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và với việc áp dung các thực tiễn tốt về quản trị công ty ở mức rất hạn chế so với ASEAN 4  đang là một thách thức lớn để các DN VN xây dựng được niềm tin đối với các nhà đầu tư, đối tác kinh doanh của mình và phát triển thương hiệu…

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.