Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể dựa vào hộ nhỏ lẻ!

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp không thể dựa vào hộ nhỏ lẻ!
(PLO) - Trước thách thức biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập hiện nay, nhiều nhà khoa học cho rằng tái cơ cấu nền nông nghiệp không thể dựa vào hộ nhỏ lẻ mà bắt buộc phải chuyển sang nền sản xuất tập trung, theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Hạt nhân liên kết “4 nhà”

Phát biểu trước hơn 100 nhà khoa học hoạt động trong ngành nông nghiệp tại Hội nghị các nhà khoa học đóng góp ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Để chuyển sang nền sản xuất tập trung, theo chuỗi giá trị hàng hóa không còn con đường nào khác là tập trung vào khoa học công nghệ. 

Người đứng đầu ngành nông nghiệp đánh giá, các cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã dày công nghiên cứu, chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi, các chế phẩm, các quy trình công nghệ mới, máy móc, công cụ, giải pháp mới… và ứng dụng chuyển giao vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. 

Bộ trưởng Cường nói các nhà khoa học, các viện, trường sẽ có vai trò quyết định, đặc biệt là hạt nhân trong liên kết “4 nhà”. “Muốn đưa nhanh những ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, cần tiếp cận phương thức mới và đó là mối liên kết chặt chẽ. Các nhà khoa học không chỉ là khối nhà nước mà cần tận dụng nguồn lực lớn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác cùng vào cuộc. Từ đó mới tạo nên trào lưu khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp”- Bộ trưởng Cường nhấn mạnh. 

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, sau 3 năm triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành, đến nay các nhà khoa học đã tạo ra được 149 giống cây trồng vật nuôi mới, 65 quy trình công nghệ, 35 tiến bộ kỹ thuật cùng với nhiều giải pháp trong các lĩnh vực, kịp thời ứng dụng chuyển giao vào sản xuất và được thực tiễn sản xuất tiếp nhận.  

Đừng “trả bài đút ngăn kéo”

Theo tìm hiểu của PLVN, trong 3 năm (2013-2015), mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2016 đạt 120,7 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng 1,0 tỷ USD/năm, riêng năm 2016 ước đạt 32,1 tỷ USD. 

Năm 2017 được đánh giá là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và Kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2016 – 2020 trong bối cảnh những khó khăn thách thức được dự báo vẫn chưa giảm nhiều so với năm 2016.

 Tuy vậy, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả 2 nhiệm vụ lớn là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện hội nhập; trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt 2,5-2,8%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành đạt 3,0 - 3,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 32,0 - 32,5 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%; tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới đạt 28-30%. 

Để đạt được các mục tiêu này, Bộ trưởng Cường cho rằng, cần tranh thủ nguồn lực quốc tế kể cả về năng lực khoa học, tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng hàng hóa, theo hướng hội nhập. 

Theo GS.TS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, việc nghiên cứu khoa học chủ yếu vẫn dựa vào nguồn lực Nhà nước. Việc ứng dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, thể hiện ở chỗ nhiều mặt hàng nông sản vẫn chưa xây dựng được thương hiệu quốc gia. Phát triển khoa học công nghệ phải bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, đề tài và tổ chức. 

Để tái cơ cấu nông nghiệp thành công gắn với xây dựng nông thôn mới, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, quan trọng nhất của nông nghiệp hiện nay là phải đánh giá được các rủi ro. Theo ông Hồng, giữa nông nghiệp và thủy lợi có mối quan hệ hữu cơ; mỗi dự án nông nghiệp nên có dự án thủy lợi đi kèm. Trong tái cơ cấu nông nghiệp nên chọn vùng phát triển bền vững, ít thiên tai để đầu tư thật lớn, coi trọng thủy lợi xương sống phát triển nông nghiệp.

Là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, GS.TS Trần Duy Quý than phiền rằng, trong những năm qua, các nguồn lực tập trung vào các chương trình trọng điểm và thành công nhất định. Tuy nhiên, thời gian tới cần thay đổi cách thức đặt hàng để tránh lợi ích nhóm, cơ chế xin – cho. 

“Thử khoán gọn cho các nhà khoa học tạo ra giống lúa đảm bảo yêu cầu thì cấp tiền từ A đến Z, nếu không đạt chất lượng trả lại tiền. Như vậy tránh hiện tượng trả bài đút ngăn kéo”, ông Quý gợi ý. 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.