WHO: Bệnh nhân thứ 4 tử vong do nhiễm Ebola

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Tổ chức y tế thế giới (WHO) hôm qua cho biết, bệnh nhân thứ 4 vừa tử vong do nghi nhiễm virus Ebola tại khu vực đông bắc của Cộng hòa dân chủ Congo.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Tổ chức y tế thế giới Eugene Kabambi nêu rõ, trong số 37 trường hợp bị sốt xuất huyết kể từ đầu tháng 5 này có hai người đã bị xác định nhiễm virus Ebola, 3 người nhiều khả năng cũng bị lây nhiễm, trong đó có bệnh nhân tử vong mới nhất, và 32 trường hợp nghi ngờ. Giới chức y tế đang theo dõi 416 người tiếp xúc với các bệnh nhân bị nhiễm virus và triển khai phòng thí nghiệm di động tới khu vực ảnh hưởng để làm xét nghiệm nhanh cho người dân.

Việc cách ly các khu vực bị ảnh hưởng đã giúp ngăn chặn đáng kể sự lây lan của vi rút Ebola. Tuy nhiên, nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Ebola bùng phát trở lại tại Cộng hòa dân chủ Congo đang gặp nhiều trở ngại do điều kiện đi lại khó khăn, thiếu trang thiết bị liên lạc và thiết bị y tế.

Bệnh do virus Ebola hay sốt xuất huyết Ebola là bệnh do virus Ebola gây ra ở người. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm virus từ 2 ngày đến 3 tuần như: sốt, đau họng, đau bắp cơ, và nhức đầu. Sau đó, thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, và tiêu chảy, kèm theo các chức năng gan và thận cũng bị suy giảm. Lần bùng phát dịch bệnh do virus Ebola gần đây nhất tại các nước Trung Phi là năm 2014./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.