"Vườn Kiều" độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Đền thờ cụ Nguyễn Du trong vườn Kiều
Đền thờ cụ Nguyễn Du trong vườn Kiều
(PLO) - Ở khu phố 4 (phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có khu vườn vô cùng lạ mắt mang đậm chất truyện Kiều. Người dân trong vùng vẫn quen gọi đây là “biệt thự vườn Kiều” hay vườn thơ, vườn Kiều. Chủ nhân khu vườn lạ lùng ấy vốn là nông dân nuôi heo có tiếng Phạm Văn Khoát (bút hiệu Bá Khoát, SN 1933)
Vườn Kiều độc nhất vô nhị
Về phường Bình Đa, hỏi vườn Kiều ai đều biết. Đó là khu vườn rộng chừng 3.000m2 nằm trong một con hẻm tĩnh lặng. Vừa bước vào đầu ngõ, du khách được chào đón bởi hai câu thơ: “Vườn Kiều đón khách du xuân/ Đọc thơ ngắm cảnh thương thân nàng Kiều”. Cảnh vật tại đây được chủ nhân bài trí đậm nội dung truyện Kiều như tượng Kim Trọng trên lưng ngựa, tượng hai chị em nàng Kiều e ấp trước mộ Đạm Tiên… Kế bên, chủ nhân dựng thêm tượng bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương với chú thích “Người tình của Nguyễn Du”.
Đi sâu vào vườn Kiều, sẽ bắt gặp đền thờ Đại thi hào Nguyễn Du do chính tay ông Khoát thiết kế và xây dựng. Mỗi năm vào ngày 16/9, ông và những người yêu mến truyện Kiều lại tổ chức đám giỗ tưởng nhớ tác giả Nguyễn Du tại đây. Dẫn khách đến đâu, chủ nhân đều giải thích tỉ mỉ những cảnh vật được trưng bày mang nội dung gì.
Chẳng hạn như trong truyện Kiều có loại cây nào, ông chủ khu vườn đều sưu tầm mang về trồng bằng được. Hiện cả khu vườn có hơn 100 tượng động vật, giống cây như thế. Không chỉ trang trí khu vườn bằng cây cối, ông Khoát còn xây dựng những công trình được nhắc đến trong truyện Kiều như Liễu Chương Đài, Am Các Tự hay nhà của Hoạn Thư. Dưới mỗi bức tượng hay cây cảnh đều có chú thích bằng chính thơ trích ra từ truyện Kiều. Ví như cây Mai và Trúc được chú thích: “Muôn ngàn người thấy cũng yêu/ Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai”. Tỉ mỉ hơn, ông Khoát còn đề rõ rõ câu thơ mình trích ra nằm ở câu thứ bao nhiêu.
Tượng chị em Thuý Kiều trước mộ Đạm Tiên
 Tượng chị em Thuý Kiều trước mộ Đạm Tiên
Không chỉ trong vườn, ngay tường rào cũng trở thành diện tích khắc họa ngót nghét 20 chương trong truyện Kiều. Ông không quên thanh minh, vì tường rào chỉ dài 200m nên chỉ chép đủ 20 bức điêu khắc tương đương 20 chương. Những bức tường này do chính tay ông Khoát thiết kế. Kỳ công hơn, ông chủ vườn Kiều còn cho người đào ao thả sen và xây gác nhỏ giữa hồ lấy tên “Lầu Ngưng Bích”, nơi Thuý Kiều từng ngồi ngắm cảnh. 
Ông Khoát chia sẻ cơ duyên xây dựng nên khu vườn Kiều. “Lúc 32 tuổi, tôi bị suy tim và được khuyên thường xuyên tắm biển. Mỗi năm phải tắm ít nhất 15 ngày nên có thời gian đọc truyện Kiều. Rồi dần dần tôi cảm nhận được nội dung ẩn chứa bên trong”, chủ khu vườn nói. Thế rồi ông Khoát bắt đầu nghiền ngẫm từng câu từng chữ, tìm đọc đủ 104 điển tích trong truyện Kiều. Còn về khu vườn, chủ nhân bộc bạch, có nhiều cách thể hiện tình yêu truyện Kiều như phổ nhạc, vẽ tranh. 
Riêng ông muốn lập khu vườn tạo thú vui tuổi già. Ý tưởng ấy được biến thành hiện thực vào năm 1996 khi ông dứt bỏ cơ bản công việc làm ăn và hoàn thiện trong những năm sau đó. Hiện tại chủ nhân khu vườn vẫn tiếp tục cải tạo vườn Kiều để những du khách đến đây thực sự hoà mình vào câu chuyện trong truyện Kiều, cảm nhận hết nội dung tác phẩm.
“Vua” nuôi heo trở thành chủ vườn thơ 
Bộc bạch tâm sự, ông Khoát cho biết cảm thấy rất vui từ khi nghiên cứu truyện Kiều. Càng vui hơn khi hội Kiều học là nơi trao đổi về truyện Kiều được thành lập vào năm 2011. Đây được xem là diễn đàn giới nghiên cứu đưa ra quan điểm mới nhất về tác phẩm làm nên tên tuổi Đại thi hào Nguyễn Du. Ông Khoát bật mí, ngày giỗ năm nay sẽ ra mắt văn phòng đại diện hội Kiều học ở Đồng Nai, lấy nơi làm việc là lầu Ngưng Bích.
Chân dung ông lão mê truyện Kiều
 Chân dung ông lão mê truyện Kiều
Thông tin bất ngờ ít ai biết đó là chủ vườn Kiều vốn được biết đến với biệt danh “Vua” nuôi heo. Kể về bí mật này, ông Khoát tươi cười: “Tôi nuôi heo từ năm 1963. Có được biệt danh trên nhờ vào năm 1993, đài phát thanh truyền hình Đồng Nai mời tôi diễn vai trong bộ phim “vua nuôi heo” tham dự cuộc thi sản xuất giỏi. Phim đạt được giải 3 toàn quốc. Tên gọi “Vua” nuôi heo gắn luôn vào cuộc đời từ đó. Tôi cảm thấy vui bởi tên gọi có phần kỳ quái này lại hợp với nghề nghiệp của bản thân”.
Ngoài đời thường, ai cũng thừa nhận ông Khoát xứng đáng với “chức” “Vua” nuôi heo. Từ trang trại nhỏ ban đầu, người đàn ông này đã gầy dựng thành công ty chăn nuôi Thanh Bình. Ông kể: “Tôi vốn quê ngoài miền Bắc di cư vào Nam từ năm 1954. Nhận thấy nghề nuôi heo phù hợp nên đã đeo đuổi. Lúc đầu chỉ nuôi vài chục con, sau đó tăng lên 300 con và trên 10.000 vào lúc cao điểm”. Trang trại ông Khoát từng được các đối tác nước ngoài kí kết hợp tác làm ăn. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Khoát còn tạo việc làm cho người dân địa phương, giúp họ ổn định cuộc sống. 
Bất ngờ hơn khi biết người đàn ông giỏi làm kinh tế, đam mê nghệ thuật này chỉ học hết lớp 5. Ông bộc trực chia sẻ, do không thi đỗ kì thi chuyển cấp đành bỏ học vào miền Nam lập nghiệp. Thời gian này, ông Khoát kiên trì theo học hệ bổ túc nâng trình độ học vấn đến lớp 9. 
Ông mê thơ đến mức bỏ tiền túi tự thưởng cho mình chuyến xuất ngoại sang Trung Quốc, tìm đến những nơi mà nhân vật Thuý Kiều từng đi qua như Giang Tô, sông Tiền Đường, Vô Tích, Châu Thai để thoả trí tò mò. Chưa hết, ông còn tự lập bản đồ riêng về hành trình cuộc đời của nhân vật nữ “hồng nhan bạc mệnh” Thuý Kiều. Từ khi nhường chức giám đốc trại heo cho con trai, ông Khoát “bán” phần đời còn lại cho truyện Kiều. 
 Giải nghệ nghề nuôi heo hơn gần 20 năm nay, nỗi trăn trở lớn nhất của ông Khoát là niềm tiếc nuối bởi trang trại do mình sáng lập đã chuyển sang nuôi gà. Giải thích việc chuyển đổi vật nuôi, ông Khoát nói: “Bây giờ người nuôi heo sử dụng thuốc tăng trưởng nhiều quá khiến những người nuôi heo trung thực như tôi không cạnh tranh lại. Bởi vậy đành thay đổi, chuyển sang nuôi gà”.

Tin cùng chuyên mục

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

Đọc thêm

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.