Lạ lùng tục treo tổ ong “trấn yểm” cửa nhà

Tổ ong vò vẽ được người Chơ Ro treo trước cửa nhà
Tổ ong vò vẽ được người Chơ Ro treo trước cửa nhà
(PLO) - Tục xưa truyền lại, người Chơ Ro ở ấp Lý Lịch (xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) bao năm nay vẫn treo tổ ong vò vẽ trước cửa nhà để “trấn quỷ trừ tà”. Ngoài ra, theo già làng Nguyễn Năm Nổi (SN 1930), tổ ong còn là phương thuốc trị nhiều chứng bệnh thường gặp  
Vùng đất cộng đồng người Chơ Ro phân bố ẩn khuất dưới tán rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên. Điểm ấn tượng bất cứ ai đều nhận ra là trước cửa nhà nào đều có treo tổ ong vò vẽ thủng thẳng. Phì phèo điếu thuốc rê quấn bằng lá rừng, già làng Nổi cho biết, tập tục treo tổ ong được duy trì từ hàng trăm năm nay. Từ hồi còn bé, già Nổi đã nhìn thấy tổ ong ở trước cửa nhà mình. Trên gác bếp nhà cụ vẫn đang còn tổ ong vò vẽ hơn trăm năm tuổi. 
Ngày trước hầu như các khoảng rừng xung quanh khu vực cư trú của người Chơ Ro rất nhiều ong. Nhiều tổ ong rất lớn, chứa đựng hàng chục lít mật. Người dân dùng mật thay đường, lấy sáp ong chế thành dầu thắp sáng. Riêng cộng đồng người Chơ Ro đem tổ ong phơi khô treo trước cửa ra vào với quan niệm trấn quỷ, trừ ma: 
“Chúng tôi quan niệm có hai thế giới tồn tại. Thế giới thứ nhất là cuộc sống của con người, vạn vật trên trái đất; còn thế giới thứ hai là những thế lực siêu nhiên, ma quỷ và các vị thần. Chính thế giới thứ hai này mới thiêng liêng và quyết định cuộc sống của con người. Mặt khác, người Chơ Ro rất sợ bị ma quỷ đến nhà quấy phá nên treo những tổ ong vò vẽ ở ngay trước cửa để ma quỷ không thể bước vào nhà”, già Nổi nói.
Người Chơ Ro tin rằng, khi “tà ma” có ý định đến, phá thường đi qua cửa chính mỗi nhà. Nếu gặp tổ ong sẽ phải dừng lại, bị hàng trăm ngàn lỗ nhỏ trên tổ ong thu hút. Lúc đó “chúng” sẽ đứng đếm xem có bao nhiêu cái lỗ ong như thế. Nhưng lỗ ong chi chít, nằm chằng chịt nên rất khó đếm đúng, đến lúc sáng thì cả làng đã thức dậy, “ma quỷ” phải tìm đường tháo chạy. Quan niệm nghe có vẻ “ngây thơ” nhưng nó đã tồn tại trong tâm thức người Chơ Ro hàng trăm năm nay.  
Già làng bên cành lá bứa, một vị thuốc giải độc khi bị ong đốt
 Già làng bên cành lá bứa, một vị thuốc giải độc khi bị ong đốt  
Tổ ong còn được người Chơ Ro sử dụng làm thuốc trị bệnh được cho là rất hiệu quả. Già làng Nổi chia sẻ, cuộc sống giữa rừng thiêng, nước độc, thuốc Tây thiếu thốn; bệnh viện, trạm xá cũng không; nên người Chơ Ro phải tự tìm những phương thuốc dân gian tự chữa trị cho mình. Một trong những phương thuốc đó là tổ ong vò vẽ. Chẳng hạn như các chứng nhức đầu, đau mắt, cảm sốt hay ghẻ lở. Chỉ cần bẻ một miếng xác tổ ong cho vào nồi đun sôi rồi đem xông hơi. Cứ làm như vậy khoảng 3 lần liên tiếp, bệnh sẽ dứt hẳn. 
Người Chơ Ro còn dùng tổ ong vò vẽ phơi khô ngâm rượu uống vào ban đêm để chữa trị chứng đau khớp và dạ dày. Không chỉ vậy, tổ ong vò vẽ đem đặt đầu giường sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc. Đối với những trẻ em biếng ăn, người Chơ Ro cắt miếng xác tổ ong bằng bàn tay đem sắc lấy nước cho uống uống hằng ngày. 
Già làng Nổi tiết lộ, tổ ong dùng làm thuốc phải sử dụng ở dạng khô chứ lúc ướt hoàn toàn không chứa dược tính gì. “Phải phơi khô rồi để ráo qua 10 mùa rẫy mới làm thuốc được. Chúng tôi không giải thích được nhưng đúng là tổ ong có khả năng trị các chứng bệnh trên, người dân đã áp dụng rất nhiều, cho kết quả cao. Đó là kinh nghiệm dân gian, còn khoa học chưa thấy ai chứng minh”, vị già làng nói.
Liên quan đến loài ong vò vẽ, cộng đồng người Chơ Ro lưu truyền cách giải độc khi bị ong đốt rất đơn giản nhưng hiệu nghiệm. Theo đó, nếu bị ong đốt chỉ cần hái lá bứa (một loại lá người Chơ Ro vẫn dùng để nấu canh chua ăn hàng ngày) đun lấy nước tắm vài lần sẽ khỏi ngay. 
Tổ ong vò vẽ chưa vô số công dụng từ cung cấp mật, sáp cho đến thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên để lấy được các tổ ong vò vẽ trên rừng không phải chuyện dễ. Già làng Nổi mách nước, để tránh bị ong tấn công lúc “hái” tổ ong, dùng những cây sào dài quấn vải cũ vừa đủ dài tới tổ. Sau đó châm lửa đuổi đàn ong khỏi tổ. Khi phá xong tổ ong, họ lấy hết những con ong sữa để ăn, dùng trao đổi hàng hóa. Còn những chiếc tổ ong thì phơi khô làm thuốc và treo trước cửa nhà. 
Dưới sự tàn phá của con người, hiện nay tổ ong không còn nhiều như trước. Người Chơ Ro cũng không còn được vào rừng khai thác tổ ong tự do như trước bởi vấn đề bảo tồn rừng nguyên sinh. Tuy nhiên tập tục treo tổ ong vò vẽ trước cửa nhà vẫn được cộng đồng người Chơ Ro gìn giữ./.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.