Yemen trong “cuộc đấu” của 2 Tổng thống

Tổng thống Yemen Abdrabbuh Mansour Hadi
Tổng thống Yemen Abdrabbuh Mansour Hadi
(PLO) - Quyết định để ngỏ khả năng đàm phán với Saudi Arabia của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh được dư luận quan tâm, bởi khi phát biểu tại cuộc họp của đảng Đại hội Nhân dân Toàn quốc (GPC) hôm 9-5 tại thủ đô Sanaa, ông Ali Abdullah Saleh nhấn mạnh, họ không có lựa chọn nào khác ngoài đối thoại - sẵn sàng tới Riyadh, Khamis Mushit, Muscat hay bất kỳ nơi nào để đối thoại và đạt được một thỏa thuận sơ bộ. 

Và một lần nữa phản đối chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi, đồng thời cho rằng “Saudi Arabia phải tìm một nhà lãnh đạo mới”. Ngoài ra, ông Ali Abdullah Saleh cũng loại trừ vai trò hòa giải của đặc phái viên Liên hợp quốc Ismail Ould Sheikh Ahmed, người muốn nối lại các cuộc hòa đàm Yemen bị đình trệ vào cuối tháng 5-2017. 

Tuyên bố của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh được đưa ra trong bối cảnh Yemen chìm trong cuộc chiến đẫm máu giữa lực lượng phiến quân Houthi và các đồng minh trung thành với quân đội Chính phủ Yemen được Saudi Arabia hậu thuẫn. Và ông Ali Abdullah Saleh đang muốn khôi phục ảnh hưởng quân sự của mình, cũng như giành lại quyền kiểm soát từ phong trào Houthi hiện kiểm soát thủ đô Sanaa và một số cơ quan nhà nước.

Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi và phiến quân Houthi từng đạt thỏa thuận 9 điểm nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng sau khi thủ đô Sanaa rơi vào tay họ năm 2013. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, xung đột tại Yemen trong hơn 2 năm qua đã khiến 7.400 người thiệt mạng và gần 40.000 người bị thương. Điều đáng nói là Mỹ đang cân nhắc việc có vai trò lớn hơn trong cuộc xung đột tại Yemen thông qua việc viện trợ trực tiếp cho các nước đồng minh vùng Vịnh để chống phiến quân Houthi. 

Theo giới truyền thông, Yemen rơi vào hỗn loạn sau khi Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh chiếm giữ nhiều vùng lãnh thổ của nước này, trong đó có thủ đô Sanaa. Mặc dù được quốc tế công nhận và Saudi Arabia hậu thuẫn, nhưng Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi lại bị một tòa án ở Yemen kết án tử hình vắng mặt hôm 25-3 vì phạm tội phản quốc và lạm dụng quyền lực.

Tòa hình sự đặc biệt đã thông qua phán quyết đối với Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi và 6 quan chức cấp cao của Yemen. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh phe đối lập muốn buộc tội đe dọa an ninh quốc gia đối với 7 nhân vật kể trên vì đã bật đèn xanh để Saudi Arabia can thiệp quân sự vào Yemen hồi tháng 3-2015. Và chiến dịch này đã khiến trên 12.000 người Yemen thiệt mạng, cùng hơn 20.000 người bị thương.

Cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh
Cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh

Hơn 5 năm trước (27-2-2012), ông Ali Abdullah Saleh chính thức chuyển giao quyền lực cho Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi. Và lễ chuyển giao được tổ chức tại dinh tổng thống ở thủ đô Sanaa với sự tham dự của các quan chức cấp cao trong và ngoài nước. Ông Abdrabbuh Mansour Hadi lên nắm quyền sau khi giành được 99,8% phiếu bầu trong cuộc bầu cử hôm 21-2-2012.

Sau khi nắm quyền, Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã cách chức Chỉ huy trưởng lực lượng Vệ binh Cộng hòa của Tướng Ahmed Ali Saleh, con trai ông Ali Abdullah Saleh (cử làm Đại sứ Yemen tại UAE). Cháu của ông Ali Abdullah Saleh cũng bị mất ghế lãnh đạo an ninh - làm Đại sứ Yemen ở Ethiopia.

Người đứng đầu lực lượng An ninh quốc gia Ali al-Anisi và Chánh Văn phòng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Ali Saleh al-Ahmar (anh em cùng cha khác mẹ của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh) cũng bị mất chức. Ngoài ra, Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi còn cho nghỉ việc gần 20 sĩ quan cao cấp trong quân đội do ông Ali Abdullah Saleh bổ nhiệm trước đó.../.

LHQ từng công bố bản báo cáo về mức độ tham nhũng của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh - đã bỏ túi 60 tỷ USD trong hơn 33 năm cầm quyền, và số tiền này đến chủ yếu từ nhận hối lộ. Để nhận được hợp đồng dưới thời ông Ali Abdullah Saleh nắm quyền, các công ty trong và ngoài Yemen đều phải chi những khoản hối lộ lớn.
Bởi hầu hết trong số đó là hợp đồng độc quyền về thăm dò dầu khí. Và số tiền này được ông Ali Abdullah Saleh chuyển ra nước ngoài dưới nhiều tên giả, với danh nghĩa của những người khác nhau tại ít nhất 20 quốc gia. Và số tài sản này bao gồm bất động sản, tiền mặt, cổ phiếu, vàng và những hàng hóa có giá trị khác./. 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.