Xuống núi mua trâu

 Chợ trâu Pác Nặm đang trở thành đầu mối cho các thương lái từ các địa phương lân cận đến buôn bán trâu, bò. Điều này cũng góp phần đáng kể cho việc phát triển các đàn gia súc của địa phương và giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc…

Ở huyện xa nhất, cao nhất và nghèo nhất của tỉnh Bắc Kạn là Pác Nặm hiện có ba chợ trâu với nhiều nét độc đáo. Chợ trâu Pác Nặm đang trở thành đầu mối cho các thương lái từ các địa phương lân cận đến buôn bán trâu, bò. Điều này cũng góp phần đáng kể cho việc phát triển các đàn gia súc của địa phương và giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc…

b
Một góc chợ trâu Nà Càng

Sáng thu se lạnh. Sương còn giăng trắng trên đỉnh Nà Phày, Giàng Thị Kia (36 tuổi) cùng một số thổ dân người Dao đã lũ lượt dắt trâu, bò băng rừng xuống thung lũng Nà Càng của xã Bộc Bố, để cho chúng “hội chợ”. Chợ trâu mỗi lúc một đông. Thổ dân các dân tộc ở các bản Khâu Phảng, Nắng Phay, Bằng Thành,… và Cổ Linh cũng đang dắt trâu, bò xuống thung lũng Nà Càng cho các thương lái “đấu giá”.

Mặt trời lên cao sắp trèo qua đỉnh Nà Phày mà Giàng Thị Kia vẫn chưa bán được “con trâu không biết đẻ” của nhà mình; còn anh Lý La Thanh cùng bản Nà Phày cũng chưa chọn mua được cho gia đình con ngựa thồ ưng ý.

Cuốn theo câu chuyện tìm mua ngựa của anh Thanh càng khiến chúng tôi tò mò về các phiên chợ trâu ở Pác Nặm - nơi đầu nguồn con nước của huyện vùng cao nghèo khó này. Trâu, bò, ngựa của người Dao, người H’mông trên núi xuống chợ nhiều, nhiều lắm. Thung lũng Nà Càng nằm gần trung tâm xã Bộc Bố, rộng chừng hơn 0,3 héc-ta chứa đến cả vài trăm con trâu, bò cũng đang còn trống chỗ. Thung lũng này gần đường nhựa có vị trí rất thuận lợi cho việc tập trung trâu, bò, ngựa và các loại gia súc khác từ các rẻo cao xuống núi để trao đổi, mua bán. Mỗi tháng, chợ trâu Nà Càng họp 5 phiên vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29 âm lịch.

Ông Hoàng Văn Thịnh (Phó Bí thư Đảng ủy xã Bộc Bố) cho biết: “Chợ trâu Nà Càng mới được hình thành từ vài năm lại đây. Từ khi Chính phủ có chủ trương giao đất, giao rừng cho đồng bào chăm sóc bảo vệ ổn định, thì rừng ở nơi đầu nguồn Pác Nặm nhìn chung không còn bị khai thác bừa bãi nữa; việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của bà con các dân tộc nơi đây cũng phát triển. Nhờ đó, kinh tế chăn nuôi của phần đông các hộ gia đình từng bước được cải thiện, nâng cao. Mặt khác, được Chương trình 135 và 30a của Chính phủ hỗ trợ vốn khuyến khích sản xuất chăn nuôi nên đàn trâu, bò của riêng xã Bộc Bố hiện có 1936 con, lợn đen 1790 con; ngựa nhiều, nhưng chưa thống kê được”.

b
Các lái trâu đang đấu giá… bò.

Cả huyện Pác Nặm hiện đã hình thành ba chợ trâu là Công Bằng, Nghiên Loan và Nà Càng - Bộc Bố, phiên họp xen kẽ và luân phiên vào các ngày mùng 2 và 7; 3 và 8; 3 và 9 âm lịch. Trong đó, chợ trâu Nghiên Loan là chợ đầu mối không chỉ trong huyện Pác Nặm mà còn là nơi “họp trâu” của một số huyện của tỉnh Bắc Kạn như Ngân Sơn, Ba Bể.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Lý La Thanh cho biết: “Từ khi tỉnh lộ 258 nối Quốc lộ 3 dài gần 40km được rải nhựa nâng cấp mở rộng thuận tiện cho ô tô lên huyện Pác Nặm, nên việc giao thương buôn bán trâu bò ở miền rẻo cao này được thuận lợi.

Trong các phiên chợ, các lái trâu ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc như Tổng Cọt (Cao Bằng), Mèo Vạc (Hà Giang) cũng tìm về các chợ trâu Pác Nặm để buôn bán. Phần lớn các loại trâu mộng, bò thịt, ngựa kéo được các lái trâu chọn mua ở các chợ Nà Càng, Công Bằng, Nghiên Loan, rồi vận chuyển bằng ô tô tải xuất khẩu qua cửa khẩu Tà Lùng và Thanh Thủy bán cho các thương gia, lò mổ bên Trung Quốc”.

Phần khác, cũng theo anh Thanh cho biết, số lượng trâu bò còn lại mà bà con bán được trong chợ sẽ vận chuyển đến lò mổ chuyên nghiệp ở Bắc Kạn giết mổ, rồi lái buôn tiếp tục phân loại, cung cấp thịt cho các tỉnh và thành phố như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định,… và Hà Nội.

Trong số các chợ trâu ở Pác Nặm, chợ trâu Nghiên Loan rộng khoảng 0,5 hec-ta, nơi đây là một trong những chợ chuyên cung cấp bò thịt, trâu thịt có quy mô lớn vào bậc nhất ở miền núi phía bắc với lưu lượng trâu bò trung bình từ 500 – 600 con vào mỗi phiên, có nhiều phiên lượng trâu bò lên tới hàng nghìn con. Hoạt động mua bán trâu bò ở chợ Nghiên Loan diễn ra thật đơn giản theo phương châm thuận mua vừa bán.

Theo kinh nghiệm, các lái buôn quan sát bên ngoài những con trâu bò cần mua, họ có thể phán đoán và ước lượng được trong lượng thịt của từng con để quyết định mua với giá phù hợp. Tại thời điểm hiện nay, mỗi con trâu bò có trọng lượng khoảng 100kg sẽ có giá dao động từ 13 - 16 triệu đồng, tùy thuộc vào chất lượng trâu, bò.

Đối với người bán, nếu ở phiên chợ Nghiên Loan (ngày 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch) mà không bán được trâu bò, thi lại chờ phiên sau dắt đến chợ Nà Càng hoặc Công Bằng. Cứ “quay tròn” như vậy khiến các chợ trâu ở Pác Nặm thêm nhiều nét sinh động, đặc thù.

Sự phát triển của các chợ trâu bò ở Pác Nặm hiện đang tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người và mang lại phần thu phí đáng kể cho ban quản lý chợ ở địa phương. Theo Giàng Thị Kia cho biết, mỗi con trâu hoặc bò được đưa vào chợ sẽ phải nộp phí chợ cho tổ thu phí.

Giàng Thị Kia bán xong trâu và sẽ tìm mua cặp bò giống
Giàng Thị Kia bán xong trâu và sẽ tìm mua cặp bò giống

Theo tìm hiểu, phí này do Chi cục Thuế huyện Pác Nặm quy định, số tiền thu được sẽ nộp 10% cho huyện, 45% cho xã và 45% còn lại dành cho tổ quản lý chợ. Tuy số tiền phí chưa nhiều nhưng cũng đủ để ban quản lý chợ trâu ở Bộc Bố, Công Bằng hoặc Nghiên Loan chi phí cho những người quản lý chợ làm vệ sinh môi trường, dọn cỏ rác và phân trâu, bò thải ra các bãi chợ.

Các chợ trâu cũng đang tạo ra nhiều dịch vụ cho những hộ gia đình sống gần chợ mở quán ăn, phòng trọ cho lái trâu. Một số trẻ em địa phương còn có việc làm, đi cắt cỏ về chợ trâu bán với giá 20 nghìn – 25 nghìn/ bó.

Các chợ trâu bò ở Pác Nặm đã và đang tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương và những lái buôn từ nơi khác tới. Sự phát triển của chợ trâu cũng đang từng bước góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán hàng hóa, làm thay đổi dần nếp sống tự cung, tự cấp ở huyện rẻo cao, xa xôi của tỉnh Bắc Kạn.

***

Xế chiều ở chợ trâu Nà Càng, chúng tôi gặp lại Giàng Thị Kia với khuôn mặt rạng rỡ. Người phụ nữ người Dao này đã bán được con trâu mộng của nhà mình với giá 17,5 triệu đồng. “Phiên chợ tới, chồng mình sẽ đến chợ Công Bằng tìm “cặp bò biết đẻ” mua về cho mấy đứa nhỏ chăn thả bên các sườn đồi và quanh các thung lũng của bản…”,  chị Giàng Thị Kia nói với chúng tôi về ước muốn của mình, rồi đưa mắt ngước nhìn về lưng chừng núi Nà Phày./.

Phóng sự của: Lê Trọng Anh

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.