Xung quanh bản án chung thân của tướng Ratko Mladic

Tướng Ratko Mladic khi đương quyền
Tướng Ratko Mladic khi đương quyền
(PLO) -Dư luận đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi các công tố viên đề nghị Tòa án LHQ xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ (ICTY) kết án tù chung thân đối với cựu Tư lệnh quân đội Bosnia, Tướng Ratko Mladic, vì ông bị cáo buộc có liên quan tới các tội ác chiến tranh và thảm sát người Hồi giáo ở khu vực Srebrenica trong giai đoạn 1992-1995. 

Trong tuyên bố hôm 7/12, công tố viên Alan Tieger cho rằng, nếu đưa ra mức án thấp hơn sẽ là "một hành động vô trách nhiệm và một sự xúc phạm đối với công lý". 

Tranh cãi không ngớt

Tướng Ratko Mladic bị cáo buộc phạm 2 tội danh diệt chủng trong cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995 và là đồng phạm với cựu Tổng thống Radovan Karadzic, người bị các thẩm phán của ICTY kết án 40 năm tù hôm 24/3. 

Hơn 4,5 năm trước (16/5/2012), mặc dù bước đi khó nhọc do di chứng đột quỵ, tướng Ratko Mladic vẫn làm động tác đưa bàn tay ngang cổ họng để chế nhạo những người chống đối, và vỗ tay khi ông bước vào phòng xử án tại La Hague. Trước đó, tướng Ratko Mladic từng coi các cáo trạng nhằm vào ông là "đáng ghê tởm" và "hoàn toàn vô lý", đồng thời từ chối bào chữa tại tòa.

Bởi ông phải đối mặt với 11 tội danh, bao gồm tội diệt chủng, các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh trong cuộc chiến Bosnia năm 1992-1995. "Tôi chỉ bảo vệ nhân dân và tổ quốc mình và không giết người Croatia", tướng Ratko Mladic tuyên bố sau khi giơ tay chào thẩm phán.

Theo giới truyền thông, để xét xử tướng Ratko Mladic, ICTY đã mời khoảng 410 nhân chứng, nhưng ông không những bác bỏ mọi cáo buộc, mà còn buộc tội 160 quan chức của Nam Tư cũ phạm tội ác chiến tranh, trong đó đa số vụ án đã kết thúc quá trình điều tra và xét xử.

"Đây là một vụ án phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị", người phát ngôn của ICTY Frederick Swinnen tuyên bố. Được biết, vì tình trạng sức khỏe của tướng Ratko Mladic, nên tòa chỉ làm việc 5 ngày/tuần. Theo luật sư của tướng Ratko Mladic, ông bị ung thư từ năm 2009.

"Tôi có những bằng chứng y tế chứng minh tướng Ratko Mladic đã phải trị bệnh ung thư bạch huyết năm 2009 tại một bệnh viện ở Belgrad", luật sư Milos Saljic đã tuyên bố như vậy với hãng AFP. Theo tờ nhật báo Press của Belgrade, tướng Ratko Mladic từng 3 lần bị đột quỵ và 2 lần lên cơn đau tim cấp.

Năm 1995, ICTY đã truy tố cựu Tư lệnh quân đội Bosnia với cáo buộc sát hại 8.000 người Hồi giáo gần thị trấn Srebrenica. Nhưng theo ông Milos Saljic, luật sư của cựu Tư lệnh quân đội Bosnia cho biết, tướng Ratko Mladic không công nhận ICTY và không có đủ sức khỏe (cả thể chất lẫn tâm thần) để đối mặt với các cuộc điều tra.

Trưởng Công tố ICTY Serge Brammertz nhiều lần cáo buộc Serbia không làm hết sức trong việc truy bắt Ratko Mladic. Dư luận cho rằng, Serbia quyết tâm bắt tướng Ratko Mladic bởi đây là điều kiện tiên quyết để nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Khi đó, người phụ trách chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton nhận định, việc bắt giữ tướng Ratko Mladic sẽ mở đường cho Serbia gia nhập Liên minh châu Âu. Tổng thống Pháp khi đó là ông Nicolas Sarkozy coi đó là một bước tiến tới việc Serbia gia nhập EU. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng, việc bắt giữ cựu Tư lệnh quân đội Bosnia là một đòn giáng mạnh vào lợi ích quốc gia. 

Tướng Ratko Mladic
Tướng Ratko Mladic

Bí ẩn của số tiền thưởng 6,3 triệu USD

Ngay sau khi Tổng thống Serbia Boris Tadic thông báo “đã bắt được cựu Tư lệnh quân đội Bosnia hôm 26/5/2011”, dư luận đã đặt ra nhiều câu hỏi như ai sẽ nhận số tiền thưởng trị giá 6,3 triệu USD, lực lượng đặc nhiệm Serbia đã bắt tướng Ratko Mladic bằng cách nào, ai cung cấp tin… 

Sở dĩ thông tin bắt tướng Ratko Mladic được dư luận quan tâm bởi ông bị ICTY truy nã với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh liên quan đến cuộc chiến 1992-1995 ở Bosnia. Ngoài ra, có nhiều thông tin trái ngược xung quanh việc truy nã và bắt giữ cựu Tư lệnh quân đội Bosnia (Tổng tham mưu trưởng quân đội Bosnia).

Tướng Ratko Mladic tuy là một trong những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới, là nghi can truy nã số một châu Âu vì bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, nhưng ông có quan hệ mật thiết với quân đội Serbia. Không chỉ có những người ủng hộ, một số tướng lĩnh quân đội, cảnh sát và an ninh Serbia cũng không muốn bắt tướng Ratko Mladic. 

Tại cuộc họp báo khẩn ở Belgrade trưa 26/5/2011 (theo giờ địa phương), Tổng thống Boris Tadic cho biết, theo kết quả kiểm tra ADN, người tự xưng là Milorad Komadic, bị bắt rạng sáng 26/5/2011 là Tổng tham mưu trưởng quân đội Bosnia, tướng Ratko Mladic.

Tổng thống Boris Tadic còn cho biết, các thủ tục để dẫn độ tướng Ratko Mladic tới ICTY đang được các cơ quan chức năng Serbia khẩn trương tiến hành. Tuy chúc mừng lực lượng đặc nhiệm, nhưng Tổng Thống Boris Tadic vẫn khẳng định, sẽ mở cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vì sao phải mất 16 năm mới bắt được cựu Tư lệnh quân đội Bosnia. 

Theo tiết lộ của giới chức Bộ Nội vụ Serbia, tướng Ratko Mladic bị bắt nhờ một nguồn tin nặc danh. Chính phủ Serbia từng treo thưởng 1,3 triệu USD còn Mỹ nâng mức thưởng lên 5 triệu USD cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ ông Ratko Mladic cho dù công tác truy nã cựu Tư lệnh quân đội Bosnia được nhiều lực lượng của NATO, LHQ, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành trong nhiều năm. Giới truyền thông từng đưa tin, tướng Ratko Mladic đã biến mất sau khi cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị bắt (29/4/2001).

Tờ nhật báo Blic của Serbia từng đưa tin (8/4/2006), lực lượng an ninh và cảnh sát liên tiếp tăng cường gây áp lực đối với gia đình tướng Ratko Mladic và người thân của ông luôn bị đưa ra làm mồi nhử. Sau khi kết hôn với bà Bosa Mladic, ông Ratko Mladic là cha của “cậu ấm” Darko Mladic cùng “cô chiêu” Ana Mladic và làm ông nội bởi Darko Mladic đã lấy vợ (cưới Aida) và sinh một cháu trai hôm 2/3/2006. Và họ là những “con mồi” được đưa ra để nhử tướng Ratko Mladic.

Những thông tin khác nhau

Kể từ khi bị phát lệnh truy nã quốc tế, chẳng ai biết hành tung thực sự của tướng Ratko Mladic bởi ông hầu như không tiếp xúc với giới truyền thông, cũng như liên lạc với người thân trong gia đình. Nhiều người nói rằng, cựu Tư lệnh quân đội Bosnia sẽ không thể sống công khai giống như cựu Tổng thống Radovan Karadzic bởi ông không có chuyên môn gì khác ngoài khả năng “đánh đấm”.

Tướng Ratko Mladic (giữa) đến phi trường Sarajevo hồi tháng 8-1993
Tướng Ratko Mladic (giữa) đến phi trường Sarajevo hồi tháng 8-1993

Từng có tin nói rằng, cựu Tổng thống Radovan Karadzic đã bị chính thuộc hạ thân tín bán đứng. Theo tin tức của tình báo Đức, ông Radovan Karadzic bị tướng Ratko Mladic bán đứng để đổi lấy sự tự do! Nhưng giới chuyên môn lập tức coi thông tin kể trên là đòn ly gián, gây hoang mang tâm lý đối với những người trung thành với tướng Ratko Mladic. Và không loại trừ khả năng, chính những người này sẽ bị “thông tin vịt” làm lung lay, bán rẻ lãnh đạo của mình.

Từng có tin nói rằng, tướng Ratko Mladic sống khá ung dung tại thủ đô Belgrade và một số khu vực khác ở Serbia cho tới khi cố Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị bắt năm 2001. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao một loạt nhân vật có quan hệ với tướng Ratko Mladic đều bị bắt, thậm chí hàng trăm người bị tình nghi bao che, chứa chấp ông cũng đã bị thẩm vấn, nhưng cựu Tư lệnh quân đội vẫn bình an vô sự.

Theo tài liệu của LHQ, tướng Ratko Mladic có liên quan tới vụ bao vây Sarajevo, khiến ít nhất 10.000 người thiệt mạng, vụ sát hại khoảng 8.000 người Hồi giáo ở Srebrenica (có tài liệu nói hàng chục nghìn người).

Người ta còn cáo buộc tướng Ratko Mladic đã dựng lên nhiều trại tập trung để tra tấn, giết người và hãm hiếp một cách có hệ thống những ai không phải là người Serbi. Theo giới truyền thông, mặc dù từng chỉ huy 80.000 người, nhưng đến khi thất cơ, tướng Ratko Mladic chẳng còn mấy người trung thành...

Tướng Ratko Mladic sinh ra (12-3-1942) ở Bozinovici, gần núi Jahorina, phía Đông Bắc thành phố Sarajevo. Sau khi theo học tại một số trường quân sự (từ 1961), ông Ratko Mladic đã trở thành lãnh đạo quân đội trẻ nhất tại Skopje và liên tục được thăng tiến.
Tháng 6-1991, ông Ratko Mladic được chỉ định làm “Phó tướng” tại Kosovo và ngày 4-10-1991, được phong quân hàm Trung tướng, rồi được cử làm Tư lệnh quân đội và Tổng tham mưu trưởng quân đội trong thời gian làm việc dưới quyền của Tổng thống Serbia Radovan Karadzic (1992-1995). Kể từ đó đến khi bị truy nã quốc tế, người ta luôn thấy Tư lệnh quân đội bên cạnh ông Radovan Karadzic.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.