Mỹ đề xuất yêu cầu các phương tiện “nói chuyện” với nhau để tránh va chạm

Mỹ đề xuất yêu cầu các phương tiện “nói chuyện” với nhau để tránh va chạm
(PLO) - Bộ Giao thông vận tải Mỹ vừa đề xuất yêu cầu tất cả những xe hơi và xe tải mới ở nước này có thể “nói chuyện” với nhau bằng cách sử dụng công nghệ không dây tầm ngắn để tránh tai nạn.

Theo Reuters, đầu năm 2014, các nhà làm luật Mỹ đã lần đầu tiên công bố kế hoạch theo đuổi công nghệ “liên lạc” không dây tầm ngắn nói trên. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải của Mỹ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch này với việc đề xuất yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi phải đảm bảo rằng tất cả những chiếc xe được sản xuất ra có thể “nói chuyện với nhau bằng cùng một ngôn ngữ thông qua một công nghệ tiêu chuẩn nào đó”. 

Cụ thể, theo đề xuất này, dựa trên nền tảng công nghệ, những chiếc xe hơi và xe tải “nói chuyện với nhau” bằng cách sử dụng các hệ thống liên lạc tầm ngắn để truyền tải những dữ liệu như vị trí, hướng đi, tốc độ cho những chiếc xe trong phạm vi khoảng 300m xung quanh.

Những dữ liệu đó sẽ được cập nhật và phát đi 10 lần mỗi giây tới những chiếc xe ở xung quanh để giúp những chiếc xe đó nhận dạng được các nguy cơ cũng như có tác dụng cảnh báo lái xe để tránh các vụ tai nạn sắp xảy ra. “Từ góc độ an toàn, đề xuất này không có gì phải bàn cãi” – Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Mỹ Anthony Foxx nhận định. 

Về lo ngại tính riêng tư, Giám đốc NHTSA Mark Rosekind cho biết các phương tiện sẽ được bảo vệ quyền riêng tư vì các thông tin được chia sẻ đi chỉ là các thông tin liên quan đến an toàn của chiếc xe, đồng thời các nhà sản xuất cũng sẽ áp dụng các biện pháp để đảm bảo tin tặc không thể can thiệp vào các tín hiệu được truyền đi.

Tuy nhiên, đề xuất này không áp dụng với những loại xe lớn như xe bus hay xe đầu kéo. Bộ trưởng Foxx cũng cho biết thêm rằng theo đề xuất hiện nay, các phương tiện hiện đang lưu thông trên đường phố ở Mỹ sẽ không bị yêu cầu phải sửa chữa để trang bị công nghệ “nói chuyện” mới. Liên minh các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ cho biết đang nghiên cứu về hệ thống nói trên. 

Với việc Chính phủ hiện nay đã sắp kết thúc nhiệm kỳ, đề xuất nói trên sẽ được chuyển giao để chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét và đưa ra quyết định về việc có theo đuổi chương trình này hay không. Theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải Mỹ, nếu được thông qua chủ trương, các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ sẽ có khoảng 4 năm để thực hiện yêu cầu. 

Theo thống kê, trong năm vừa qua tại Mỹ đã xảy ra tổng cộng 6,3 triệu vụ tai nạn giao thông đường bộ. Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia của Mỹ (NHTSA) hồi tháng 10 vừa qua cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, số ca tử vong do tai nạn giao thông tại nước này đã tăng 10,4%. Trước đó, năm 2015, số ca tử vong do các tai nạn trên đường phố của Mỹ cũng đã tăng 7,2% so với năm 2014, lên thành 35.092 trường hợp. Đây là mức tăng cao nhất tại Mỹ kể từ năm 1966. 

NHTSA ước tính nếu các phương tiện ở nước này có thể “nói chuyện” được với nhau sẽ có thể loại trừ hoặc giảm đến 80% các vụ tai nạn không liên quan đến rượu bia, đặc biệt là các vụ va chạm xảy ra tại các giao lộ khi các phương tiện giao thông chuyển làn. 

Trong một diễn biến khác, Cơ quan quản lý đường cao tốc của Mỹ cũng đang có kế hoạch phát triển hệ thống liên lạc giữa các phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông để giúp các phương tiện “nói chuyện” với cơ sở hạ tầng đường cao tốc như đèn giao thông. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.