Một số quý ông, dù đã đạt đến đỉnh điểm và có cảm giác xuất tinh khi quan hệ tình dục, nhưng lại không thấy tinh dịch phóng ra ngoài.
Trong những trường hợp này, rất có thể người đó đã gặp phải vấn đề xuất tinh ngược dòng (Retrograde Ejaculation).
Thông thường, tinh dịch khi thoát ra ngoài phải mượn đường đi của nước tiểu (niệu đạo). Khi xuất tinh, cơ vòng ở cổ bàng quang đóng kín, ngăn đường thoát ra của nước tiểu. Lúc này cửa niệu đạo mở, dành quyền ưu tiên cho tinh dịch bắn ra. Nếu cơ vòng ở cổ bàng quang mất khả năng co thắt, cửa niệu đạo đóng chặt thì tinh dịch không thể bắn ra ngoài theo đường niệu đạo mà chỉ còn một con đường là đi ngược vào bàng quang.
Trong những trường hợp này, rất có thể người đó đã gặp phải vấn đề xuất tinh ngược dòng (Retrograde Ejaculation).
Thông thường, tinh dịch khi thoát ra ngoài phải mượn đường đi của nước tiểu (niệu đạo). Khi xuất tinh, cơ vòng ở cổ bàng quang đóng kín, ngăn đường thoát ra của nước tiểu. Lúc này cửa niệu đạo mở, dành quyền ưu tiên cho tinh dịch bắn ra. Nếu cơ vòng ở cổ bàng quang mất khả năng co thắt, cửa niệu đạo đóng chặt thì tinh dịch không thể bắn ra ngoài theo đường niệu đạo mà chỉ còn một con đường là đi ngược vào bàng quang.
Xuất tinh ngược thường là hậu quả của một số bệnh gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm chỉ huy cơ vòng ở cổ bàng quang như: bệnh tiểu đường, bệnh vùng chậu đã qua phẫu thuật, phẫu thuật vì bệnh tiền liệt tuyến... Hậu quả của chứng này là rất rõ: vì tinh trùng không ra ngoài được, nên không có “vốn” để “đầu tư” vào người nữ, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, về mặt tâm lý, khi đã hoàn tất mọi quy trình nhưng vẫn không thấy “sản phẩm” đâu, chẳng khác nào súng đã bắn mà chỉ thấy khói, chẳng thấy đạn, khiến khổ chủ rất bức bối, khổ sở.
Có bệnh nhân đến Khoa Nam học, khẳng định với bác sĩ: “Tôi hổng có tinh trùng”. Bác sĩ xin mẫu nước tiểu (ngay sau khi bệnh nhân “hành sự”) để xét nghiệm, thì thấy tinh trùng nằm trong nước tiểu. Vậy là có thể khẳng định, bệnh nhân bị xuất tinh ngược.
Nhìn chung, trường hợp bị “ngược dòng” có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng khả năng hồi phục không cao. Trường hợp phổ biến nhất là bị tổn thương cơ vòng, nhưng phẫu thuật không hiệu quả lắm. Đa phần, bệnh nhân chỉ biết ăn uống đầy đủ cho khỏe mạnh và… chờ hồi phục một cách... hên-xui. Khả năng hồi phục khoảng 30%. Với những trường hợp cần có con, y khoa thường kiềm hóa nước tiểu (lọc tinh trùng từ nước tiểu) để thụ tinh trong ống nghiệm.
“Giới giang hồ” đang đồn đại chuyện một số “cao thủ” cho rằng, xuất tinh ra ngoài gây tổn hại sức khỏe, nên luyện cho xuất tinh ngược vào trong hoặc không xuất tinh để giữ sức. Thực tế, việc mất sức không phải do xuất tinh ra ngoài hay xuất ngược vào trong, mà là do sự vận động tổng hợp của cơ thể khi “hành sự”, các cơ bắp phải hoạt động mạnh nên mới mệt.
Tinh trùng chỉ là sản phẩm, không ra ngoài thì cũng tự “chết”, chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe gì cả. Cũng chưa có ai chứng minh thuyết phục được rằng, con người có khả năng luyện cho việc xuất xuôi thành xuất ngược, từ xuất thành mãi mãi không xuất. Và như đã nói ở trên thì nếu có luyện được “chiêu” đó thì cũng chớ dại gì!
Theo BS Mai Bá Tiến Dũng
PNO
PNO