Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Ngành chăn nuôi cần có định hướng lâu dài, tránh “ăn đong”

Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli được vận hành theo tiêu chuẩn BRC hiện đại bậc nhất Việt Nam: (Ảnh: Internet).
Tổ hợp chế biến thịt mát MEATDeli được vận hành theo tiêu chuẩn BRC hiện đại bậc nhất Việt Nam: (Ảnh: Internet).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thời gian qua, ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh nhưng xuất khẩu (XK) còn thấp. Thứ trưởng nhấn mạnh, ngành chăn nuôi cần có định hướng lâu dài, tránh tình trạng “ăn đong”, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi quyết định tới gần 70% giá thành.

Việt Nam - quốc gia top đầu về chăn nuôi lợn

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nay Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng thịt so với thế giới (năm 2022).

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, giai đoạn 2019 - 2022, đàn lợn (không bao gồm lợn con theo mẹ) mặc dù giảm do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nhưng đã dần khôi phục lại như thời điểm trước dịch (do ảnh hưởng của DTLCP, đàn lợn giảm xuống mức thấp nhất khoảng 20,2 triệu con năm 2019) và bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2020 và đạt khoảng 24,7 triệu con vào năm 2022 (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 đạt 5,6%). Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6/2023 tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2022.

Về sản lượng, nếu như năm 2019, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ đạt khoảng 4,1 triệu tấn, thì từ năm 2020 đến nay, sản lượng đã tăng trở lại và đạt 4,5 triệu tấn vào năm 2022 (tăng 6,7% so với năm 2021). Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,3 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022

Mặt dù tổng giá trị XK các sản phẩm chăn nuôi đang tăng trở lại nhưng so với sản lượng vẫn là con số rất khiêm tốn, thua xa mặt hàng rau quả. Năm 2022 tổng giá trị XK các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 409 triệu USD giảm 7,1% so với năm 2021. Trong đó thịt và các sản phẩm thịt là 18,87 nghìn tấn, trị giá 84,6 triệu USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 3,6% về trị giá so với năm 2021 (kim ngạch XK mặt hàng rau quả năm 2022 là 3,3 tỷ USD). 6 tháng năm 2023, giá trị XK sản phẩm chăn nuôi đạt 232 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ đạt 68 triệu USD, tăng 38,7% (kim ngạch XK rau quả 6 tháng năm 2023 là 2,75 tỷ USD).

Cần ưu tiên đầu tư chế biến sâu

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến bày tỏ sự vui mừng vì sản lượng và giá thịt lợn đang tăng trở lại. Tuy nhiên, Thứ trưởng tỏ ra sốt ruột vì XK ngành chăn nuôi “chẳng đáng là bao”. “Người nông dân không thể đem sản phẩm của mình đi XK mà DN phải tiên phong” - Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, để xây dựng một ngành chăn nuôi tương đối tự chủ, cần phải giải quyết cả vấn đề thức ăn chăn nuôi. “Năng suất ngô của cả nước chừng 4 triệu tấn. Chúng ta không thể nhập ngô, nhập đậu tương mãi được. Ngành chăn nuôi cần có định hướng lâu dài, tránh tình trạng “ăn đong”, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi quyết định tới gần 70% giá thành...” - Thứ trưởng lưu ý.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng, cần quan tâm đến vấn đề giống - yếu tố quyết định năng suất, chất lượng. Đặc biệt cần chú ý chế biến sâu. “Tôi được biết, Masan chế biến sâu lên tới 31% giá trị. Các DN cần đầu tư chế biến sâu để đưa ngành chăn nuôi bước ra thế giới” - Thứ trưởng yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 694/CĐ-TTg ngày 01/8/2023 về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.

Tại công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Trường hợp phát hiện lợn nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Bảo An

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Đọc thêm

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.

Mặt bằng lãi suất ngân hàng giữ ổn định

Dự báo mặt bằng lãi suất ổn định trong năm 2024. (Ảnh: TCTC)
(PLVN) - Theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), tính chung cả năm 2024, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ (0,1 điểm phần trăm) và mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhẹ (0,09 điểm phần trăm) so với cuối năm 2023.

Triển khai chương trình tín dụng ưu đãi cho đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Phó Thống đốc thường trực NHNN phát biểu tại hội nghị
(PLVN) - Để triển khai Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi đạt hiệu quả, Ngân hàng nhà nước đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời tổng hợp, công bố chung các vùng chuyên canh, các liên kết và chủ thể tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc đề án để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

Chủ động nắm bắt UKVFTA: Chìa khóa để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Anh

Ông Ngô Chung Khanh - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương).
(PLVN) - Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt hơn nữa dư địa thị trường và lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA), để xuất khẩu sang Anh sớm đạt mốc 10 tỷ USD.

Tham gia FTA: Cần gói hỗ trợ riêng để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội xuất khẩu

Cơ quan nhà nước, chuyên gia, hiệp hội bàn luận về tình hình thực thi và tận dụng các FTA của doanh nghiệp.
(PLVN) - Việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, UKVFTA mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, nhưng cũng kèm theo những thách thức về tiêu chuẩn khắt khe và rào cản kỹ thuật. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần có riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhằm tận dụng được yêu cầu của các FTA.