Nghe lời hứa hẹn chi phí thấp, đi vài ba năm đã thu lãi gấp mấy lần, tha hồ có vốn mà làm ăn..., nhiều người đã chạy vạy số tiền lớn để hiện hóa hóa ước mơ đổi đời. Sau đó, đúng là cuộc đời của họ đã thay đổi theo một hướng khác, nhưng là một hướng đẩy khổ đau và bi kịch!
Những kẻ chà đạp lên ước mơ của người nghèo
Đối với nhiều người dân nghèo Việt Nam, việc đi lao động nước ngoài luôn là một giải pháp đổi đời nhanh và dễ thực hiện nhất. Nắm bắt được khát khao cháy bỏng đó, không ít kẻ xấu đã cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) vào “ma trận lừa đảo”. Dù cơ quan công an đã làm sáng tỏ nhiều vụ lừa đảo XKLĐ, nhưng bọn “siêu lừa” vẫn có đất “dụng võ”. Có những vụ án mà nhiều người dân bị lừa đến mức vài năm trời mới phát giác, như nội dung vụ án dưới đây:
Nguyễn Hồng Huy (SN 1967, ở thôn Bản Đĩnh, xa Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) là Giám đốc Công ty CP hợp tác quốc tế Vinashin Châu Á, có trụ sở tại: Trạm chuyển giao công nghệ sinh học xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tháng 7/2007, Huy được Nguyễn Văn Bằng (SN 1970, ở phố Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết có khả năng đưa người đi XKLĐ lại Hàn Quốc và Úc.
Cùng với đó, Huy có quen với Nguyễn Phi Dũng (SN 1984, trú tại thôn Tân Ấp, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), nhân viên tư vấn XKLĐ tại Trung tâm Thương mại và Cung ứng nhân lực Sông Hồng. Công việc của Dũng là tư vấn cho người có mong muốn đi lao động tại Đài Loan và không được phép thu tiền của người lao động. Tuy nhiên, khi nghe Huy nói rằng Huy có thể đưa người đi XKLĐ tại Hàn Quốc và Úc thì Dũng đã thu tiền của những người có nhu cầu đi lao động tại hai nước này để chuyển cho Huy.
Tiền nhận từ Dũng được Huy chuyển cho Bằng. Để có “lãi”, ngoài số tiền Bằng yêu cầu, Dũng và Huy còn thu thêm 2.000 USD/khách hàng.
Về phần Bằng, sau khi nhận tiền, đối tượng này đưa cho những người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc các hợp đồng tiếng Hàn Quốc, thông báo và quyết định của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ TITANIUM. Các ứng viên xin XKLĐ sang Úc thì được Bằng đưa cho thông báo của Công ty CP Đào tạo trường Ngôn ngữ Quốc tế, thông báo của Viện Đại Học Hoàng Gia RMIT MELBOURNE. Trong các quyết định đều có tên của người lao động.
Để người lao động hoàn toàn tin tưởng vào mình, Bằng còn đưa vé máy bay đi Úc của Vietnam Airline cho một số người, dự kiến bay ngày 26/4/2009, rồi sau đó bịa lý do để hoãn chuyến bay.
Tính từ tháng 7/2007 đến khi bị bắt, nhóm Huy, Dũng, Bằng đã lừa 16 người, thu hơn 4,3 tỉ đồng. Huy, Dũng bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Và thật ngạc nhiên, Bằng chỉ bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tiền bạc ra đi, ước mơ ở lại...
8 trong 16 người bị hại đã có mặt tại phiên tòa hôm qua. Ai cũng chuẩn bị kỹ càng giấy tờ, đơn từ và các chứng cứ để chờ đến lượt phản biện, mong lấy lại số tiền đã bị các “siêu lừa” chiếm đoạt.
Các bị hại đến từ Bắc Giang, Quảng Bình, Hà Nam. Đa số họ đều làm nông, gia cảnh khó khăn nên sau khi bị lừa đều lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn.
Như trường hợp của bà Đinh Thị Hoa (46 tuổi, ở thôn Thanh Long, xã Quy Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có con trai là Đặng Văn Ly (26 tuổi) bỏ học từ lâu, chỉ đi làm thêm nay đây mai đó. Đầu tháng 11/2008, khi công ty của Nguyễn Phi Dũng về huyện Minh Hóa tư vấn XKLĐ, gia đình bà Hoa đã bàn nhau cho Ly đi Singapore. Cuối tháng 5/2009, chạy vạy khắp nơi, bà Hoa nộp đủ 121 triệu đồng cho Dũng và tin rằng 2 tháng sau con bà sẽ “bay”. Lúc biết bị Dũng lừa, gia đình bà phải bán rẻ miếng đất để trả nợ còn con trai bà đã vào miền Nam làm công nhân may giày.
Hay như bà Nguyễn Thị Lan (53 tuổi, ở thôn Hổ Lao 4, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã phải vay nặng lãi mới có đủ 10.000 USD để nộp cho Nguyễn Hồng Huy. Gia đình làm ruộng, lại đang còn phải nuôi 4 đứa con ăn học. Thêm nữa, anh con trai trước đã chơi bời lêu lổng, sau khi bị đi XKLĐ hụt đã đâm ra chán nản, phá bĩnh hơn trước.
Hoãn xử ngang chừng, bị hại hụt hẫng
Tuy nhiên, trái với mong muốn của những người bị hại đã lặn lội đến Tòa, phiên tòa hôm qua - 22/9 tại TAND TP.Hà Nội đã buộc phải hoãn lại ngang chừng.
Trước Tòa, 3 bị cáo đã có những lời khai không thống nhất với nhau. Người này luôn miệng cho rằng hai người kia khai chưa đúng, và ngược lại.
Sau khi xem xét, HĐXX nhận định: Việc lời khai của các bị cáo không khớp với nhau đã gây khó khăn cho việc xét xử và tuyên án.
HĐXX cũng đưa ra quan điểm: Việc Nguyễn Văn Bằng chỉ bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” là chưa thỏa đáng. Vì theo hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo tại tòa thì sau khi nhận tiền từ các bị hại, Dũng và Huy đều có giao lại tiền cho Bằng. Mặc dù sau khi bị phát giác, Bằng đã chủ động đền bù cho một số bị hại nhưng động thái đó là chưa đủ căn cứ để miễn truy tố Bằng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vì các lẽ trên, HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa, trả hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung.
Hoãn phiên tòa, đồng nghĩa với việc lấy lại số tiền đã bị lừa của các bị hại sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Đối với các bị hại ở tận Quảng Bình, việc tham dự phiên tòa tại Hà Nội gây ra cho họ khá nhiều tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Vì thế, khi HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa, bên dưới, các bị hại đều lắc đầu thất vọng và chán nản...
Ngọc Điệp
Những kẻ chà đạp lên ước mơ của người nghèo
Đối với nhiều người dân nghèo Việt Nam, việc đi lao động nước ngoài luôn là một giải pháp đổi đời nhanh và dễ thực hiện nhất. Nắm bắt được khát khao cháy bỏng đó, không ít kẻ xấu đã cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) vào “ma trận lừa đảo”. Dù cơ quan công an đã làm sáng tỏ nhiều vụ lừa đảo XKLĐ, nhưng bọn “siêu lừa” vẫn có đất “dụng võ”. Có những vụ án mà nhiều người dân bị lừa đến mức vài năm trời mới phát giác, như nội dung vụ án dưới đây:
Nguyễn Hồng Huy (SN 1967, ở thôn Bản Đĩnh, xa Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) là Giám đốc Công ty CP hợp tác quốc tế Vinashin Châu Á, có trụ sở tại: Trạm chuyển giao công nghệ sinh học xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tháng 7/2007, Huy được Nguyễn Văn Bằng (SN 1970, ở phố Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết có khả năng đưa người đi XKLĐ lại Hàn Quốc và Úc.
Tiền nhận từ Dũng được Huy chuyển cho Bằng. Để có “lãi”, ngoài số tiền Bằng yêu cầu, Dũng và Huy còn thu thêm 2.000 USD/khách hàng.
Về phần Bằng, sau khi nhận tiền, đối tượng này đưa cho những người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc các hợp đồng tiếng Hàn Quốc, thông báo và quyết định của Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ TITANIUM. Các ứng viên xin XKLĐ sang Úc thì được Bằng đưa cho thông báo của Công ty CP Đào tạo trường Ngôn ngữ Quốc tế, thông báo của Viện Đại Học Hoàng Gia RMIT MELBOURNE. Trong các quyết định đều có tên của người lao động.
Để người lao động hoàn toàn tin tưởng vào mình, Bằng còn đưa vé máy bay đi Úc của Vietnam Airline cho một số người, dự kiến bay ngày 26/4/2009, rồi sau đó bịa lý do để hoãn chuyến bay.
Tính từ tháng 7/2007 đến khi bị bắt, nhóm Huy, Dũng, Bằng đã lừa 16 người, thu hơn 4,3 tỉ đồng. Huy, Dũng bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Và thật ngạc nhiên, Bằng chỉ bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tiền bạc ra đi, ước mơ ở lại...
8 trong 16 người bị hại đã có mặt tại phiên tòa hôm qua. Ai cũng chuẩn bị kỹ càng giấy tờ, đơn từ và các chứng cứ để chờ đến lượt phản biện, mong lấy lại số tiền đã bị các “siêu lừa” chiếm đoạt.
Các bị hại đến từ Bắc Giang, Quảng Bình, Hà Nam. Đa số họ đều làm nông, gia cảnh khó khăn nên sau khi bị lừa đều lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn.
Như trường hợp của bà Đinh Thị Hoa (46 tuổi, ở thôn Thanh Long, xã Quy Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có con trai là Đặng Văn Ly (26 tuổi) bỏ học từ lâu, chỉ đi làm thêm nay đây mai đó. Đầu tháng 11/2008, khi công ty của Nguyễn Phi Dũng về huyện Minh Hóa tư vấn XKLĐ, gia đình bà Hoa đã bàn nhau cho Ly đi Singapore. Cuối tháng 5/2009, chạy vạy khắp nơi, bà Hoa nộp đủ 121 triệu đồng cho Dũng và tin rằng 2 tháng sau con bà sẽ “bay”. Lúc biết bị Dũng lừa, gia đình bà phải bán rẻ miếng đất để trả nợ còn con trai bà đã vào miền Nam làm công nhân may giày.
Hay như bà Nguyễn Thị Lan (53 tuổi, ở thôn Hổ Lao 4, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã phải vay nặng lãi mới có đủ 10.000 USD để nộp cho Nguyễn Hồng Huy. Gia đình làm ruộng, lại đang còn phải nuôi 4 đứa con ăn học. Thêm nữa, anh con trai trước đã chơi bời lêu lổng, sau khi bị đi XKLĐ hụt đã đâm ra chán nản, phá bĩnh hơn trước.
Hoãn xử ngang chừng, bị hại hụt hẫng
Tuy nhiên, trái với mong muốn của những người bị hại đã lặn lội đến Tòa, phiên tòa hôm qua - 22/9 tại TAND TP.Hà Nội đã buộc phải hoãn lại ngang chừng.
Trước Tòa, 3 bị cáo đã có những lời khai không thống nhất với nhau. Người này luôn miệng cho rằng hai người kia khai chưa đúng, và ngược lại.
Sau khi xem xét, HĐXX nhận định: Việc lời khai của các bị cáo không khớp với nhau đã gây khó khăn cho việc xét xử và tuyên án.
HĐXX cũng đưa ra quan điểm: Việc Nguyễn Văn Bằng chỉ bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” là chưa thỏa đáng. Vì theo hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo tại tòa thì sau khi nhận tiền từ các bị hại, Dũng và Huy đều có giao lại tiền cho Bằng. Mặc dù sau khi bị phát giác, Bằng đã chủ động đền bù cho một số bị hại nhưng động thái đó là chưa đủ căn cứ để miễn truy tố Bằng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Vì các lẽ trên, HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa, trả hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung.
Hoãn phiên tòa, đồng nghĩa với việc lấy lại số tiền đã bị lừa của các bị hại sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Đối với các bị hại ở tận Quảng Bình, việc tham dự phiên tòa tại Hà Nội gây ra cho họ khá nhiều tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Vì thế, khi HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa, bên dưới, các bị hại đều lắc đầu thất vọng và chán nản...
Ngọc Điệp