Một nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Central Florida, Mỹ vừa công bố đã phát triển một quy trình tạo ra siêu tụ điện linh hoạt mới, giúp lưu trữ được nhiều điện năng hơn và có thể sạc lên đến 30.000 lần mà không làm chai pin.
Một vài người trong số các bạn đã biết rằng, chỉ sau hơn 01 năm sử dụng, cục pin trên smartphone bắt đầu kém hiệu quả, khiến thời gian sạc lâu hơn nhưng dùng lại nhanh hết hơn, dẫn đến bạn phải thay một cục pin khác hoặc thậm chí phải đổi sang một smartphone mới.
Theo nhóm các nhà khoa học nói trên, nếu các siêu tụ điện được đưa vào sử dụng để thay thế pin trên smartphone, thì thời gian sạc sẽ chỉ còn tính bằng giây và sẽ cung cấp hơn 01 tuần sử dụng trước khi phải sạc tiếp.
Các siêu tụ điện mới được phát triển bao gồm các dây nano dày hàng tỷ mét được bọc bằng vỏ của các vật liệu 2 chiều như graphene (là một lớp các nguyên tử carbon được xắp xếp thành mạng lục giác hai chiều (mạng hình tổ ong).
Nhà khoa học Yeonwoong 'Eric' Jung thuộc nhóm nghiên cứu này cho biết: “Chúng tôi đã phát triển được một phương pháp tổng hợp hóa học đơn giản, để có thể biến đổi các vật liệu khác nhau thành vật liệu 2 chiều dẫn điện”.
Chúng ta cũng biết các ống nano carbon là loại vật liệu cách điện, nhưng với phương pháp mới này các nhà khoa học đã biến nó thành những siêu tụ điện để tạo ra loại pin mới. Trước đó, các nhà khoa học cũng thử nghiệm với vật liệu siêu nhẹ nanographene, nhưng hiệu năng không thực sự ấn tượng.
Hàng triệu ống carbon này được cuốn xung quanh một lõi có tính dẫn điện cực cao, nhờ đó nó có khả năng chuyển dòng điện tích với tốc độ cao. Tốc độ sạc nhờ đó cũng được rút ngắn chỉ còn vài giây.
Không những thế, loại pin mới này còn rất linh hoạt. Có nghĩa là bạn có thể uốn cong một cách thoải mái, nhờ đó các nhà sản xuất cũng dễ dàng tạo ra những thiết bị di động uốn cong.
Một ưu điểm khác, đó là vòng đời của những viên pin mới này có thể kéo dài tới 30.000 lần sạc mà vẫn đảm bảo dung lượng pin như lúc ban đầu. Trong khi các loại pin lithium-ion cũ chỉ có thể sạc dưới 1.500 lần để không làm thay đổi quá nhiều tới hiệu năng.
Trong khi công nghệ này được phát triển dựa trên các vật liệu hai chiều khá quen thuộc với các nhà khoa học, nhưng sẽ vẫn có vấn đề phát sinh khi mà người dùng kết hợp những vật liệu hai chiều này vào các thiết bị hiện có.