Sau khi cô gái mất tích, có người tung tin hằng đêm Trâm về báo mộng cho người quen nói rằng bị chồng bà Ngàn cùng hai người con trai hãm hiếp, giết chết...
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Ngàn (SN 1944, ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nhận nuôi một bé gái của đôi vợ chồng nghèo ở huyện Thoại Sơn (An Giang), đặt tên là Nguyễn Thị Trâm (tên thường dùng Anh Thư).
Tuy trên giấy tờ bà Ngàn là mẹ, nhưng Trâm gọi là bà nội. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp THCS, Trâm xin bà Ngàn cho học nghề để sớm có điều kiện phụ giúp gia đình.
Cháu mất tích, bà lãnh đủ
Ngày 19/3/2009, Trâm đột nhiên mất tích, đồ đạc tư trang của cháu trong nhà bà Ngàn cũng mất theo. Sau mấy ngày không thấy Trâm về nhà, bà Ngàn đến Công an xã Tân Hội trình báo. Lúc này, ở địa phương xuất hiện tin đồn Trâm bị hãm hiếp rồi giết chết.
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Ngàn (SN 1944, ngụ ấp Tân Hòa, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nhận nuôi một bé gái của đôi vợ chồng nghèo ở huyện Thoại Sơn (An Giang), đặt tên là Nguyễn Thị Trâm (tên thường dùng Anh Thư).
Tuy trên giấy tờ bà Ngàn là mẹ, nhưng Trâm gọi là bà nội. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp THCS, Trâm xin bà Ngàn cho học nghề để sớm có điều kiện phụ giúp gia đình.
Cháu mất tích, bà lãnh đủ
Ngày 19/3/2009, Trâm đột nhiên mất tích, đồ đạc tư trang của cháu trong nhà bà Ngàn cũng mất theo. Sau mấy ngày không thấy Trâm về nhà, bà Ngàn đến Công an xã Tân Hội trình báo. Lúc này, ở địa phương xuất hiện tin đồn Trâm bị hãm hiếp rồi giết chết.
Đám đông tập trung trước cổng rào nhà bà Ngàn |
Cũng có người tung tin hằng đêm Trâm về báo mộng cho người quen nói rằng bị chồng bà Ngàn cùng hai người con trai hãm hiếp, giết chết chôn ở khu vực nhà bếp tiếp giáp với chuồng heo. Từ đó, mỗi ngày có hàng trăm người đến nhà bà Ngàn la ó, chửi bới, đòi cơ quan pháp luật phải xử lý hung thủ. Đến giữa tháng 5/2009, đám đông phá cổng rào, xông vào khuôn viên, đào nát chuồng heo nhà bà Ngàn nhưng không tìm được gì.Tấn công bằng bom xăng Nhân cơ hội, bà Lê Thị Điệp (ở giáp ranh với nhà bà Ngàn) thêu dệt thêm câu chuyện về sự mất tích của Trâm và khẳng định gia đình bà Ngàn đang định thuê mướn xã hội đen ở TP.HCM xuống đào xác đem đi chỗ khác để phi tang. Bà Điệp đứng ra vận động những người hiếu kỳ “thay trời hành đạo” góp tiền thuê những thanh niên khỏe mạnh ở địa phương đào tìm xác trước khi xã hội đen ở TPHCM đến. Chế Thị Ngọc Hương, người cùng địa phương với bà Điệp, đồng ý đứng ra huy động nhân công với giá 7 triệu đồng. 18 giờ ngày 2/6/2009, Phạm Văn Lâm (người địa phương) dẫn Trần Thanh Phong và nhiều người khác đến hội ý với bà Điệp và Hương. Hương phân công nhiệm vụ cho từng người, Điệp cung cấp công cụ đào bới. Tiếp đó, Hương cầm đầu cả nhóm người đem theo bom xăng và hung khí kéo đến cổng rào nhà bà Ngàn. Do nhà bà Ngàn đông người cố thủ bên trong, đám đông do Điệp và Hương thuê mướn không vào được, ngược lại còn vấp phải sự chống trả quyết liệt từ bên trong. Vậy là đám đông đập phá tất cả tài sản phía bên ngoài dưới sự hô hào, kích động của bà Điệp. Đến 22 giờ cùng ngày lực lượng Công an xã, huyện, tỉnh đến đưa những người trong nhà bà Ngàn đi trú ẩn nơi khác.Xử lý hình sự những người quá khích Đám đông vẫn không chịu giải tán, gây áp lực để được vào nhà bếp đào tìm xác. Trước áp lực này, lực lượng công an đành đồng ý để họ vào nhưng không hề có xác người cũng không có bất kỳ dấu hiệu có sự đào bới trước đó. Đến lúc này, đám đông mới chịu giải tán. Cơ quan công an tiến hành lập biên bản hiện trường, sau đó khởi tố vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự bà Lê Thị Điệp, Chế Thị Ngọc Hương và đồng bọn về hành vi gây rối trật tự công cộng, gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan Điều tra Công an huyện Cai Lậy và Công an tỉnh Tiền Giang đều cho rằng không có dấu hiệu cháu Trâm bị hiếp và giết chết tại nhà bà Ngàn, mà đây là một vụ mất tích chưa rõ nguyên nhân. Ngày 24/4/2010, TAND huyện Cai Lậy đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm tuyên phạt Lê Thị Điệp 3 năm 6 tháng tù, Chế Thị Ngọc Hương 3 năm tù, những đối tượng khác từ 2 năm đến 3 năm tù cùng về tội gây rối trật tự công cộng. Cho rằng án sơ thẩm bỏ sót người, lọt tội, phía bị hại nộp đơn kháng cáo. Theo đó, hành vi hủy hoại tài sản của các bị cáo là quá rõ ràng nhưng cấp sơ thẩm không đề cập. Vụ án còn những đồng phạm rất nguy hiểm nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng ở huyện Cai Lậy không đưa ra xử lý. Đối với Lê Thị Điệp còn có hành vi dựng chuyện, vu khống nhưng cũng không bị xét xử. Việc đám đông quá khích, nổi loạn gây mất trật tự địa phương là do cả tin vào câu chuyện kể của bà Điệp. Trong khi giữa bà Điệp và bà Ngàn có mâu thuẫn trong việc tranh chấp ranh giới đất ở.Xử tội gây rối là chưa đủ Theo luật sư Cao Minh Triết, đoàn luật sư Tiền Giang, cấp sơ thẩm chỉ xử hành vi gây rối là chưa đủ. Lẽ ra, TAND huyện Cai Lậy phải trả hồ sơ về VKSND cùng cấp, đề nghị làm rõ hành vi hủy hoại tài sản, vu khống trước khi đưa vụ án ra xét xử. Việc cho rằng “hành vi hủy hoại tài sản không chỉ do các bị cáo gây ra” để không buộc họ bồi thường thiệt hại là không thuyết phục. “Không chỉ” tức là có, hễ có gây ra thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Đó mới là lẽ công bằng của pháp luật.
Theo Người lao động