Xóa "độc quyền" với gen gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ

Tòa án Tối cao Mỹ ngày 13/6 đã nhất trí ra phán quyết cho rằng các gen của con người không thể được cấp bằng độc quyền sáng chế. Quyết định này được cho là sẽ định hình tương lai của các nghiên cứu y học và công nghệ sinh học.

Tòa án Tối cao Mỹ ngày 13/6 đã nhất trí ra phán quyết cho rằng các gen của con người không thể được cấp bằng độc quyền sáng chế. Quyết định này được cho là sẽ định hình tương lai của các nghiên cứu y học và công nghệ sinh học.

 Phán quyết với sự nhất trí tuyệt đối của Tòa án Tối cao Mỹ đã đảo ngược quyết định mà Văn phòng thương hiệu và sáng chế nước này đưa ra từ 3 thập kỷ qua.

h
Khoảng 4.000 bằng sáng chế có liên quan đến gen người có thể sẽ bị đưa ra tòa án

Nó bác bỏ yêu cầu được bảo vệ bản quyền đối với 2 gen có liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng của Công ty Myriad Genetics, có trụ sở tại bang Utah. Với phán quyết này, công ty Myriad sẽ phải công khai trước công chúng các gen BRCA1 và BRCA2 mà họ hiện đang giữ bản quyền và sử dụng bằng độc quyền này để cung cấp các xét nghiệm di truyền có giá đến hơn 3.000 USD.

Thẩm phán Clarence Thomas – người viết phán quyết cho Tòa án Tối cao - cho rằng chỉ riêng biệt các gen cụ thể BRCA1 và BRCA2 thì không xứng đáng để cấp bằng sáng chế. “Myriad không tạo ra bất cứ cái gì. Nói một cách chính xác, công ty này đã phát hiện một gen quan trọng và hữu ích, nhưng việc tách gen đó ra khỏi những vật liệu di truyền xung quanh thì không phải là một hành động sáng tạo” – ông Thomas nói.

Thẩm phán Thomas nói thêm rằng, một phát hiện mang tính đột phá, sáng tạo hay thậm chí là bất thường không thể vượt ra khỏi sự thực rằng “các quy luật tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên và các ý tưởng trừu tượng không thuộc lĩnh vực được bảo vệ bản quyền”.

Ngược lại, ông Thomas viết, khi Myriad và các đơn vị khác sáng tạo ra một dạng tổng hợp của ADN – được gọi là cDNA và đặc biệt hữu ích trong việc tiến hành các thí nghiệm và thử nghiệm như ung thư – thì công trình của họ sẽ được cấp bản quyền sáng chế.

Theo Tòa án tối cao Mỹ, tính trung bình, một phụ nữ tại nước này có từ 12 đến 13% nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện các đột biến ở 2 gen BRCA1 và BRCA2 mà Myriad đã phát hiện, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ tăng lên đến 80% và tăng 50% đối với ung thư buồng trứng.

Myriad nhờ phát hiện này đã tiến hành các xét nghiệm hữu ích trong việc phát hiện sớm nguy cơ ung thư. Hiện nay, mỗi năm có đến 250.000 bệnh nhân đã sử dụng các xét nghiệm của Myriad.

Những người phản đối yêu cầu của công ty Myriad đã hoan nghênh phán quyết của thẩm phán và nói rằng quyết định này có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho các nghiên cứu mở rộng và các xét nghiệm di truyền với mức giá thấp.

“Ngày hôm nay, tòa đã loại bỏ một rào cản lớn trong việc chăm sóc bệnh nhân và các cải tiến y khoa. Với phán quyết này, các bệnh nhân sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc tiếp cận các xét nghiệm di truyền và các nhà nghiên cứu có thể tham gia vào việc nghiên cứu các gen này mà không sợ bị kiện” – bà Sandra Park nói. Bà là một thành viên của Hiệp hội tự do dân sự Mỹ, đại diện cho các bác sỹ, các nhà nghiên cứu và các bệnh nhân ung thư đã đệ đơn lên tòa án đòi hủy bỏ bằng độc quyền sáng chế của Myriad.

Ông Harry Ostrer, công tác tại Đại học y khoa Albert Einstein, thuộc trường đại học Yeshiva ở New York nói rằng, phán quyết của Tòa án tối cao sẽ thúc đẩy các nghiên cứu và cạnh tranh.

“Chi phí của các xét nghiệm gen sẽ giảm đáng kể” – ông Ostrer nói. Ông Ostrer cũng lưu ý rằng, với phán quyết mở đường này, khoảng 4.000 bằng sáng chế có liên quan đến gen người có thể sẽ bị đưa ra tòa án và nhiều xét nghiệm khác đối với các bệnh tim và bệnh về thần kinh sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn.

Vấn đề xét nghiệm di truyền để phát hiện ung thư sớm đã thu hút sự chú ý của dư luận khi nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie hồi tháng trước tiết lộ rằng cô đã cắt bỏ cả 2 bên vú vì xét nghiệm di truyền cho thấy cô có mang một gen bị khiếm khuyết, khiến cô có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.

Tuệ Minh (Theo báo nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.