QTV - Thông tư dự kiến ban hành trong tuần tới của Ngân hàng Nhà nước được kỳ vọng giúp chấn chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh vàng đang bị thả nổi hiện nay, qua đó giảm bớt áp lực với tỷ giá.
Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết dự thảo thông tư quản lý thị trường vàng đã hoàn tất khâu tham khảo ý kiến các bộ ngành và được sự chấp thuận của Chính phủ. Sớm nhất là vào đầu tuần, văn bản này sẽ được ký ban hành.
Nội dung chi tiết của dự thảo được được tiết lộ, nhưng Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc cấm các ngân hàng thương mại chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành tiền đồng để cho vay; đồng thời hạn chế việc huy động cũng như cho vay vàng.
Từ nhiều năm nay, hoạt động huy động và cho vay vàng trong hệ thống ngân hàng ít chịu ràng buộc. Thậm chí ngân hàng còn được sử dụng tối đa 30% số vàng huy động được với lãi suất rất thấp để hoán đổi ra tiền đồng cho vay với lãi suất cao. Hiện nay các ngân hàng chỉ huy động vàng với lãi suất chưa đến 1%, trong khi cho vay tiền đồng thấp nhất cũng vào khoảng 12%. Vì thế nghiệp vụ kinh doanh này mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng, thậm chí có nơi vàng chiếm tới 50% lợi nhuận hằng năm.
Song nghiệp vụ này cũng đi kèm với rủi ro rất lớn, nhất là khi giá vàng biến động mạnh mà các ngân hàng không còn đủ công cụ bảo hiểm rủi ro về thanh khoản cũng như giá (do không được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và cũng hiếm khi được nhập vàng vật chất). Việc huy động và cho vay vàng trong một số trường hợp cũng gây biến động cung cầu và giá cả trên thị trường. Nguy hiểm hơn, biến động giá vàng thường tác động rất lớn tới thị trường ngoại tệ và ngược lại.
Lượng vàng gửi trong hệ thống ngân hàng hiện vào khoảng hơn 90 tấn, tương đương gần 4 tỷ USD. Nếu Ngân hàng Nhà nước quyết định cấm chuyển đổi 30% vàng thành tiền đồng và hạn chế huy động cũng như cho vay, lượng vàng này sẽ được giải phóng một phần, và giúp giảm bớt áp lực về giá.
Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 300.000-400.000 đồng một lượng. Nếu chưa tính thuế nhập khẩu 1%, khoảng vênh này phải lên tới 600.000 đồng, kích thích nhu cầu nhập lậu vàng và khiến tỷ giá đôla Mỹ tăng cao.
Trong hệ thống ngân hàng, giao dịch ngoại tệ đang căng thẳng do tâm lý kỳ vọng tỷ giá còn tăng cao hơn nữa. Để giảm bớt áp lực về nguồn cung, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bơm một lượng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết yếu.
Nguồn VnExpress.
Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết dự thảo thông tư quản lý thị trường vàng đã hoàn tất khâu tham khảo ý kiến các bộ ngành và được sự chấp thuận của Chính phủ. Sớm nhất là vào đầu tuần, văn bản này sẽ được ký ban hành.
Nội dung chi tiết của dự thảo được được tiết lộ, nhưng Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc cấm các ngân hàng thương mại chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành tiền đồng để cho vay; đồng thời hạn chế việc huy động cũng như cho vay vàng.
Từ nhiều năm nay, hoạt động huy động và cho vay vàng trong hệ thống ngân hàng ít chịu ràng buộc. Thậm chí ngân hàng còn được sử dụng tối đa 30% số vàng huy động được với lãi suất rất thấp để hoán đổi ra tiền đồng cho vay với lãi suất cao. Hiện nay các ngân hàng chỉ huy động vàng với lãi suất chưa đến 1%, trong khi cho vay tiền đồng thấp nhất cũng vào khoảng 12%. Vì thế nghiệp vụ kinh doanh này mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng, thậm chí có nơi vàng chiếm tới 50% lợi nhuận hằng năm.
Song nghiệp vụ này cũng đi kèm với rủi ro rất lớn, nhất là khi giá vàng biến động mạnh mà các ngân hàng không còn đủ công cụ bảo hiểm rủi ro về thanh khoản cũng như giá (do không được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và cũng hiếm khi được nhập vàng vật chất). Việc huy động và cho vay vàng trong một số trường hợp cũng gây biến động cung cầu và giá cả trên thị trường. Nguy hiểm hơn, biến động giá vàng thường tác động rất lớn tới thị trường ngoại tệ và ngược lại.
Lượng vàng gửi trong hệ thống ngân hàng hiện vào khoảng hơn 90 tấn, tương đương gần 4 tỷ USD. Nếu Ngân hàng Nhà nước quyết định cấm chuyển đổi 30% vàng thành tiền đồng và hạn chế huy động cũng như cho vay, lượng vàng này sẽ được giải phóng một phần, và giúp giảm bớt áp lực về giá.
Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 300.000-400.000 đồng một lượng. Nếu chưa tính thuế nhập khẩu 1%, khoảng vênh này phải lên tới 600.000 đồng, kích thích nhu cầu nhập lậu vàng và khiến tỷ giá đôla Mỹ tăng cao.
Trong hệ thống ngân hàng, giao dịch ngoại tệ đang căng thẳng do tâm lý kỳ vọng tỷ giá còn tăng cao hơn nữa. Để giảm bớt áp lực về nguồn cung, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bơm một lượng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết yếu.
Nguồn VnExpress.