Xem xét thu hồi các dự án đầu tư “treo” ở Măng Đen

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kon Plông cho biết sẽ rà soát tiến độ các dự án 2 lần/năm. Nếu dự án không triển khai, triển khai chậm so với lần kiểm tra trước, huyện sẽ kiến nghị tỉnh xem xét.

Kon Plông là một trong 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum (cùng huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum). Thời gian qua, việc thu hút đầu tư đã giúp huyện Kon Plông thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, tình trạng lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư vẫn còn nhiều bất cập nên hiệu quả mang lại của các dự án đầu tư chưa cao.

Làm dự án để… chiếm đất, giữ chỗ

Những năm gần đây, trong lúc nhiều nhà đầu tư tâm huyết muốn tìm đất làm dự án thì tại đây còn tồn tại hàng loạt dự án “treo” suốt nhiều năm, chủ đầu tư không triển khai thực hiện. Hiện Kon Plông là địa phương “nóng” về đất dự án trong tỉnh Kon Tum.

Theo khảo sát, hiện tại, trên địa bàn có rất nhiều dự án “treo” nhiều năm chưa triển khai. Nhà đầu tư làm dự án chỉ nhằm mục đích chiếm đất, giữ chỗ.

Cụ thể, dự án kinh doanh vườn hoa, cây cảnh và du lịch sinh thái của Công ty cổ phần Măng Đen (địa chỉ ở ấp 2, xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) triển khai giai đoạn 1 từ năm 2011-2013. Dự án là quần thể vườn hoa, khu du lịch sinh thái, có 50 nhà nghỉ, cáp treo… quy mô gần 63ha ở tiểu khu 487 xã Đăk Long.

Tuy nhiên, sau 10 năm, tất cả chỉ là bánh vẽ của nhà đầu tư. Hiện, chủ đầu tư không triển khai dự án trên thực địa. Thực địa chỉ là đất trống cùng cỏ cây. Một số hộ dân còn tranh thủ gieo lúa ở các khe nước trong dự án.

Tại trung tâm huyện, Dự án bảo tồn và phát triển các loại hoa phong lan phục vụ du lịch sinh thái của Hợp tác xã Lan rừng Măng Đen được huyện Kon Plông bố trí 1ha đất ngay trung tâm huyện.

Tuy nhiên, qua kháo sát, dự án chỉ dựng được một nhà tôn tạm bợ đã xuống cấp, bên ngoài có vài khung sắt. Trong khuôn viên không có bất kỳ một sản phẩm nào của dự án, dù địa phương đã cấp đất cho dự án được thực hiện từ năm 2018.

Tại khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen có quy mô gần 19ha tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long, sau 14 năm, tất cả những gì dự án làm được là công trình trung tâm hội nghị với diện tích rộng gần 1.000m2 gần ngã tư của đường Hồ Xuân Hương và Sư Vạn Hạnh.

Tuy nhiên, công trình đã xuống cấp. Hiện trường khi phóng viên đến, công trình là nơi cư ngụ của một số khách vãng lai. Cỏ mọc um tùm. Trung tâm hội nghị xuống cấp trầm trọng, mốc, rêu.

Dự án khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen của Công ty Cổ phần Măng Đen (Kon Tum), quy mô gần 19ha nhưng hơn 10 năm chỉ làm được 1 công trình trung tâm hội nghị, các hạng mục khác chưa được triển khai thi công. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)

 Dự án khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen của Công ty Cổ phần Măng Đen (Kon Tum), quy mô gần 19ha nhưng hơn 10 năm chỉ làm được 1 công trình trung tâm hội nghị, các hạng mục khác chưa được triển khai thi công. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)

Còn rất nhiều dự án “treo” khác như Đề án xây dựng 40 biệt thự nghỉ dưỡng (Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen) với tổng vốn gần 136 tỷ đồng trở thành chòi nghỉ homestay chưa được cấp phép xây dựng.

Dự án trồng cây việt quất dưới tán rừng (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kon Tum Bellest) với quy mô gần 106 ha; Dự án khu biệt thự sinh thái cao cấp Măng Đen-Villa (Công ty cổ phần Măng Đen Villa) đã “treo” gần 10 năm khi nhà đầu tư không hoàn thiện các thủ tục và không triển khai dự án khi được cấp phép đầu tư…

Trước thực trạng nhiều nhà đầu tư chỉ làm dự án để chiếm, giữ đất, theo Báo cáo số 38-BC/HU ngày 12/10/2020 của Huyện ủy Kon Plông, có nhiều dự án, nhà đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, triển khai chậm so với tiến độ đã cam kết, không đảm bảo về quy mô và mục tiêu của dự án; có tình trạng lợi dụng chính sách thu hút đầu tư để chiếm đất, giữ chỗ, bán sang nhượng dự án.

Giám sát chặt dự án

Trước tình trạng nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án, triển khai dự án chậm so với tiến độ cam kết, huyện Kon Plông đã bắt đầu có những động thái mạnh tay với các nhà đầu tư “chây ỳ.”

Cụ thể, Huyện ủy Kon Plông kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi 8 dự án đầu tư treo trên địa bàn. Hiện đã có 3 dự án Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với đề xuất của liên ngành thu hồi các quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thông báo khảo sát lập dự án.

Dự án kinh doanh vườn hoa cây cảnh và du lịch sinh thái của Công ty Cổ phần Măng Đen quy mô gần 63ha nhưng 10 năm qua nhà đầu tư không triển khai thực hiện dự án đầu tư trên thực địa. Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN.
  Dự án kinh doanh vườn hoa cây cảnh và du lịch sinh thái của Công ty Cổ phần Măng Đen quy mô gần 63ha nhưng 10 năm qua nhà đầu tư không triển khai thực hiện dự án đầu tư trên thực địa. Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN.

Cụ thể gồm: Dự án khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen (Công ty cổ phần Măng Đen); dự án trồng cây việt quất dưới tán rừng tại thôn Măng Đen, xã Đăk Long của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kon Tum Bellest; dự án đầu tư xây dựng biệt thự sinh thái cao cấp tại khu du lịch Măng Đen của Công ty cổ phần Măng Đen Villa.

Ông Lê Đức Tín - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông - cho biết, đối với 5 dự án chậm tiến độ còn lại, huyện đang tiếp tục kiến nghị tỉnh đề nghị thu hồi. Các dự án này huyện giới thiệu đã lâu nhưng đến nay chủ đầu tư triển khai rất chậm so với chủ trương và còn tồn tại kéo dài.

"Việc thu hồi sẽ giúp tạo ra một quỹ đất để tiếp tục đưa vào thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, huyện Kon Plông sẽ rà soát tiến độ các dự án 2 lần/năm. Nếu dự án không triển khai, triển khai chậm so với lần kiểm tra trước huyện sẽ kiến nghị tỉnh xem xét. Với dự án mới, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành tham mưu tỉnh lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để tổ chức thực hiện," ông Lê Đức Tín cho hay.

Ngoài 8 dự án “tiêu biểu” về chậm tiến độ, Huyện ủy Kon Plông cũng kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hướng dẫn nhà đầu tư 28 dự án khác trên địa bàn huyện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai; kiến nghị chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra, đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai 18 dự án khác trên địa bàn.

Theo ông Đặng Quang Hà - Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, với các dự án ở Kon Plông, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát để xác định các vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thu hồi, chấm dứt hoạt động của 3 dự án đầu tư.

Còn 5 dự án còn lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các ngành quan tâm hỗ trợ khó khăn để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện dự án và yêu cầu nhà đầu tư phải cam kết tiến độ. Với các dự án mà nhà đầu tư không có năng lực thực hiện, tỉnh Kon Tum kiên quyết thu hồi để kêu gọi nhà đầu tư khác.

Các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, có vướng mắt về thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ để giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum sẽ tăng cường năng lực, chất lượng thẩm định dự án đầu tư của cơ quan chuyên môn; tăng cường tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe và xử lý những kiến nghị, vướng mắt liên quan, kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp để sớm hoàn thành thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum sẽ thực hiện biện pháp hậu kiểm để xử lý các trường hợp chậm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật.

Toàn huyện Kon Plông hiện có 88 dự án đăng ký đầu tư với tổng diện tích đất đăng ký trên 8.400ha và tổng vốn đăng ký đầu tư trên 23.000 tỷ đồng. Trong số này có 52 dự án đã được tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, được giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 5.000ha và tổng vốn đăng ký đầu tư gần 18.000 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.