Đó là khẳng định của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến sau khi kiểm tra, thị sát tại các xã Đà Loan, Tà Năng, Ninh Loan và Đạ Quyn nơi tình trạng “vàng tặc” hoành hành lâu nay nhưng chưa được xử lý kịp thời, giải quyết.
Từ xã Đà Loan đi vào sâu trong các xã Tà Năng, Đạ Quyn hay ngược ra xã Ninh Loan, địa bàn nào cũng có bóng dáng của “vàng tặc”. Không cần phải luồn rừng mới phát hiện tình trạng đào đãi vàng mà ngay sát tuyến đường chính dẫn vào các xã và hai bờ dòng suối Đạ Quyn đầy rẫy các hầm hố bị cày xới, đào sâu, băm nát bởi nạn đào đãi vàng. “Trước đây xã Đà Loan chưa có “vàng tặc”, chỉ thấy nương rẫy, ruộng lúa xanh màu thì này không thấy cánh đồng đâu nữa chỉ còn lại những hố rộng, đồi đất bị đào bới, xới tung với khối lượng đất đào còn nhiều hơn đất vét hồ Xuân Hương, Đà Lạt. Để vét hàng trăm khối đất hồ Xuân Hương đội xe, máy móc phải làm mấy tháng trời, với khối lượng đất đào đồ sộ ở đây cho thấy tình trạng khai thác vàng được diễn ra liên tục nhiều ngày ” - Phó Bí thư Nguyễn Xuân Tiến nhận định.
Dễ đến cả hơn 10 km dọc đường, hàng chục ha đất bị khai thác đào đãi vàng. Ngoài diện tích đất giao cho Công ty 7/5 có đội ngũ bảo vệ hay của doanh nghiệp Mai Tiến ra, đất giao cho Huyện đội, Công an huyện quản lý cũng bị “vàng tặc” thăm viếng, đào đãi huống gì các diện tích đất khác. Từ Đà Loan càng đi sâu vào tình trạng khai thác càng dữ dội hơn. Một số người dân ở đây bảo rằng, cứ tối đến hoạt động đào đãi vàng mới diễn ra sôi động với gần chục máy múc và hàng trăm người chong điện sáng trưng, hì hục đào múc hết công suất suốt đêm. Trước thực tế này, Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Xuân Tiến nhận định: “Nạn đào đãi vàng với quy mô quá lớn kéo dài cả hàng chục cây số cho thấy tình trạng quản lý, đào đãi vàng xảy ra phức tạp, có mức độ nghiêm trọng. “Vàng tặc” đã thực hiện “3 cùng” với dân vì hoạt động đào đãi tương đối kéo dài trong thời gian lâu nay, thế nhưng tại sao huyện không xây dựng phương án để ngăn chặn hiệu quả?”
Ông Võ Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết: “Nạn đào đãi vàng ở Đạ Quyn, Tà Năng xảy ra từ lâu nay tràn ra Đà Loan. Huyện đã kiểm tra đôi lần, đồng thời chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh tiến hành kiểm tra hàng tuần. Qua đó đã bắt 8 máy múc, (đã ra quyết định tịch thu 4 máy và đang hoàn tất hồ sơ để thu 2 máy nữa. Riêng hai máy múc còn lại giao cho xã Đà Loan nhưng lãnh đạo xã tự ý xử phạt hành chính mỗi máy 300 ngàn đồng rồi thả nên đối tượng đã bán ngay hai máy múc này). Hiện đang đề nghị Huyện ủy thực hiện các quy trình xử lý đối với Bí thư và Chủ tịch xã Đà Loan. Các xã hầu như không làm, chỉ yêu cầu báo tin cho huyện khi có hoạt động đào đãi cũng không có xã nào thực hiện. Đa số nguồn tin nắm được là do dân cấp báo nên mới tổ chức bắt được các máy múc đào đất khai thác vàng trên”.
Còn ông Phạm Quang Trường – Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường, tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh với “vàng tặc” nói rằng: “Nạn đào đãi vàng rộ lên trong dịp tết vừa rồi, phát sinh một số hầm đất mới, khoảng 10 hầm với diện tích mỗi hầm rộng cả ngàn m2. Hoạt động khai thác chủ yếu về đêm, khi bị phát hiện bắt giữ, các đối tượng bỏ chạy, để máy móc khai thác lại nên không biết chủ sở hữu các máy móc đào đãi vàng trái phép của ai. Đã vậy, khi thuê người dân, chủ xe tải vận chuyển các máy múc, máy bơm, máy nổ không ai dám nhận chuyên chở, vận chuyển vì bị đối tượng “vàng tặc” chăn xe đe dọa”.
Trước thực trạng này, Phó Bí thư Nguyễn Xuân Tiến đặt vấn đề: Khối lượng đào đất quá lớn, diễn ra bên đường ngay trước mặt cán bộ từ thôn đến huyện tại sao không phát hiện, xử lý? Khi phát hiện thì xử lý chậm, xử lý không thống nhất, huyện bắt, xã thả còn gì kỷ cương. Nhất là chưa họp bàn đưa ra phương án ngăn chặn, cũng không báo cáo tỉnh để hỗ trợ lực lượng xử lý “vàng tặc”. Qua đó, Phó Bí thư yêu cầu huyện Đức Trọng chỉ đạo các xã báo cáo tình hình cụ thể, xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo các xã. Nếu ai vi phạm xử lý kỷ luật, nặng thì khởi tố. Không thể để cán bộ bàng quan trước nạn “vàng tặc”, liệu có thông đồng, ăn chia, thậm chí bảo kê gì trong này không mà máy móc hoạt động râm rầm cả đêm bảo không ai tin biết. Vì vậy sắp tới tỉnh sẽ làm việc với huyện, lập phương án, xây dựng lực lượng kiêm quyết ngăn chặn tình trạng đào đãi vàng tại đây.
Từ xã Đà Loan đi vào sâu trong các xã Tà Năng, Đạ Quyn hay ngược ra xã Ninh Loan, địa bàn nào cũng có bóng dáng của “vàng tặc”. Không cần phải luồn rừng mới phát hiện tình trạng đào đãi vàng mà ngay sát tuyến đường chính dẫn vào các xã và hai bờ dòng suối Đạ Quyn đầy rẫy các hầm hố bị cày xới, đào sâu, băm nát bởi nạn đào đãi vàng. “Trước đây xã Đà Loan chưa có “vàng tặc”, chỉ thấy nương rẫy, ruộng lúa xanh màu thì này không thấy cánh đồng đâu nữa chỉ còn lại những hố rộng, đồi đất bị đào bới, xới tung với khối lượng đất đào còn nhiều hơn đất vét hồ Xuân Hương, Đà Lạt. Để vét hàng trăm khối đất hồ Xuân Hương đội xe, máy móc phải làm mấy tháng trời, với khối lượng đất đào đồ sộ ở đây cho thấy tình trạng khai thác vàng được diễn ra liên tục nhiều ngày ” - Phó Bí thư Nguyễn Xuân Tiến nhận định.
Dễ đến cả hơn 10 km dọc đường, hàng chục ha đất bị khai thác đào đãi vàng. Ngoài diện tích đất giao cho Công ty 7/5 có đội ngũ bảo vệ hay của doanh nghiệp Mai Tiến ra, đất giao cho Huyện đội, Công an huyện quản lý cũng bị “vàng tặc” thăm viếng, đào đãi huống gì các diện tích đất khác. Từ Đà Loan càng đi sâu vào tình trạng khai thác càng dữ dội hơn. Một số người dân ở đây bảo rằng, cứ tối đến hoạt động đào đãi vàng mới diễn ra sôi động với gần chục máy múc và hàng trăm người chong điện sáng trưng, hì hục đào múc hết công suất suốt đêm. Trước thực tế này, Phó Bí thư Thường trực Nguyễn Xuân Tiến nhận định: “Nạn đào đãi vàng với quy mô quá lớn kéo dài cả hàng chục cây số cho thấy tình trạng quản lý, đào đãi vàng xảy ra phức tạp, có mức độ nghiêm trọng. “Vàng tặc” đã thực hiện “3 cùng” với dân vì hoạt động đào đãi tương đối kéo dài trong thời gian lâu nay, thế nhưng tại sao huyện không xây dựng phương án để ngăn chặn hiệu quả?”
Ông Võ Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết: “Nạn đào đãi vàng ở Đạ Quyn, Tà Năng xảy ra từ lâu nay tràn ra Đà Loan. Huyện đã kiểm tra đôi lần, đồng thời chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh tiến hành kiểm tra hàng tuần. Qua đó đã bắt 8 máy múc, (đã ra quyết định tịch thu 4 máy và đang hoàn tất hồ sơ để thu 2 máy nữa. Riêng hai máy múc còn lại giao cho xã Đà Loan nhưng lãnh đạo xã tự ý xử phạt hành chính mỗi máy 300 ngàn đồng rồi thả nên đối tượng đã bán ngay hai máy múc này). Hiện đang đề nghị Huyện ủy thực hiện các quy trình xử lý đối với Bí thư và Chủ tịch xã Đà Loan. Các xã hầu như không làm, chỉ yêu cầu báo tin cho huyện khi có hoạt động đào đãi cũng không có xã nào thực hiện. Đa số nguồn tin nắm được là do dân cấp báo nên mới tổ chức bắt được các máy múc đào đất khai thác vàng trên”.
Còn ông Phạm Quang Trường – Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường, tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh với “vàng tặc” nói rằng: “Nạn đào đãi vàng rộ lên trong dịp tết vừa rồi, phát sinh một số hầm đất mới, khoảng 10 hầm với diện tích mỗi hầm rộng cả ngàn m2. Hoạt động khai thác chủ yếu về đêm, khi bị phát hiện bắt giữ, các đối tượng bỏ chạy, để máy móc khai thác lại nên không biết chủ sở hữu các máy móc đào đãi vàng trái phép của ai. Đã vậy, khi thuê người dân, chủ xe tải vận chuyển các máy múc, máy bơm, máy nổ không ai dám nhận chuyên chở, vận chuyển vì bị đối tượng “vàng tặc” chăn xe đe dọa”.
Trước thực trạng này, Phó Bí thư Nguyễn Xuân Tiến đặt vấn đề: Khối lượng đào đất quá lớn, diễn ra bên đường ngay trước mặt cán bộ từ thôn đến huyện tại sao không phát hiện, xử lý? Khi phát hiện thì xử lý chậm, xử lý không thống nhất, huyện bắt, xã thả còn gì kỷ cương. Nhất là chưa họp bàn đưa ra phương án ngăn chặn, cũng không báo cáo tỉnh để hỗ trợ lực lượng xử lý “vàng tặc”. Qua đó, Phó Bí thư yêu cầu huyện Đức Trọng chỉ đạo các xã báo cáo tình hình cụ thể, xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo các xã. Nếu ai vi phạm xử lý kỷ luật, nặng thì khởi tố. Không thể để cán bộ bàng quan trước nạn “vàng tặc”, liệu có thông đồng, ăn chia, thậm chí bảo kê gì trong này không mà máy móc hoạt động râm rầm cả đêm bảo không ai tin biết. Vì vậy sắp tới tỉnh sẽ làm việc với huyện, lập phương án, xây dựng lực lượng kiêm quyết ngăn chặn tình trạng đào đãi vàng tại đây.
Hồ Xuân Trung