Nhiều xác heo có dấu hiệu bệnh tai xanh được vứt xuống kênh rạch, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Dịch heo tai xanh đang bùng phát, các ngành chức năng đang tìm cách ngăn chặn nguồn lây lan từ các ổ dịch thì tại một số nơi vùng ven ngoại thành TPHCM, heo bệnh được người dân vứt thẳng xuống kênh gây hôi thối và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hôi thối không chịu nổi
Trở lại “đặc khu” nuôi heo , chúng tôi không khỏi ớn lạnh khi đi dọc các con kênh thoát nước gần đó, nhiều bao chứa xác heo nằm lăn lóc dưới kênh, ruồi nhặng bu đầy. Do khu vực các hộ nuôi heo thuộc ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh và khu nuôi heo thuộc ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn được bao quanh bởi hệ thống kênh thoát nước của hai huyện nên các hộ dân tiện tay quăng heo chết xuống kênh.
Dịch heo tai xanh đang bùng phát, các ngành chức năng đang tìm cách ngăn chặn nguồn lây lan từ các ổ dịch thì tại một số nơi vùng ven ngoại thành TPHCM, heo bệnh được người dân vứt thẳng xuống kênh gây hôi thối và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hôi thối không chịu nổi
Trở lại “đặc khu” nuôi heo , chúng tôi không khỏi ớn lạnh khi đi dọc các con kênh thoát nước gần đó, nhiều bao chứa xác heo nằm lăn lóc dưới kênh, ruồi nhặng bu đầy. Do khu vực các hộ nuôi heo thuộc ấp 4, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh và khu nuôi heo thuộc ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn được bao quanh bởi hệ thống kênh thoát nước của hai huyện nên các hộ dân tiện tay quăng heo chết xuống kênh.
Một con heo bệnh bị vứt xuống kênh Trung Ương, đoạn qua xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn - TPHCM. Ảnh: Thu Hồng
|
Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đi dọc kênh Trung Ương thuộc ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, thấy nhiều bao chứa xác heo chết bên bờ kênh, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Một người dân lắc đầu cho biết: “Đích thực là heo tai xanh, toàn bộ hai tai và phần đầu có lấm chấm đỏ và chuyển màu xanh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao bởi nhiều hộ sử dụng nguồn nước kênh để tắm heo”. Quay ngược lại con kênh thoát nước nối liền xã Xuân Thới Thượng và xã Vĩnh Lộc A, nơi có ít hộ dân sinh sống, càng đi sâu, cứ cách vài trăm mét lại có bao chứa xác heo. Mùi hôi theo gió phát tán tràn lan. Ông Lê Anh Hùng, Trưởng Trạm Thú y huyện Hóc Môn, cho biết sau khi nhận được thông tin, sáng 16-8, cán bộ trạm đã phối hợp với UBND xã Xuân Thới Thượng tiến hành kiểm tra và chôn lấp tại chỗ các xác heo bị vứt xuống kênh. Tuy nhiên, theo ông Hùng, qua theo dõi các trại nuôi heo chưa phát hiện dấu hiệu giảm sút đàn cũng như heo bệnh tai xanh. “Heo bị vứt xuống kênh có thể từ khu vực khác tuồn qua. Người dân khi phát hiện cần báo ngay với chính quyền địa phương để xử lý” - ông Hùng nói. Mang cả xe heo chết lên TP đổ Theo Chi cục Thú y TPHCM, khi dịch heo tai xanh hoành hành, chi cục đã ghi nhận nhiều vụ vứt xác heo với số lượng lớn trên địa bàn TP. Đáng chú ý nhất là liên tục từ ngày 18 đến 21-7, Trạm Thú y quận 9 đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch địa phương kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp bỏ xác heo chết ở phường Long Bình (tại các lề đường và sân chọi trâu). Tất cả đều là dạng heo con theo mẹ có trọng lượng bình quân 5 kg/con. Trong đó có trường hợp đổ nguyên cả xe tải chứa heo chết đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang. Đó là lái xe Trần Văn Phụng, ngụ tại Tiền Giang, điều khiển xe chở theo 20 bao tải chứa xác 80 con heo chết có trọng lượng khoảng 400 kg. Lái xe khai được thuê vận chuyển số heo này từ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về phường Long Bình, quận 9 vứt bỏ.
TPHCM: Quản lý đàn heo đến từng hộ
Ngày 16-8, UBND TPHCM có buổi họp bất thường với các quận, huyện, sở ngành và doanh nghiệp để ứng phó trước những diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát của dịch heo tai xanh. Theo Chi cục Thú y TPHCM, từ ngày 28-7 đến 10-8, kết quả giám sát xét nghiệm virus tai xanh chủng độc lực cao dương tính trên nguồn heo các tỉnh đưa về TP có sự gia tăng đáng báo động với tỉ lệ nhiễm 70% từ Bà Rịa - Vũng Tàu, 100% từ Bến Tre và Tây Ninh, 80% từ Bình Phước, 89,47% từ Đồng Nai, 43,85% từ Tiền Giang... Điều đó cho thấy một thực tế về nguy cơ phát sinh và lây lan dịch heo tai xanh tại TPHCM do sự dịch chuyển đàn heo qua các địa phương làm gia tăng virus trong môi trường. Ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, chỉ đạo mục tiêu của TP là phải bảo đảm an toàn đàn heo giống và đàn heo nuôi công nghiệp tập trung (trên 30.000 con), không để xảy ra dịch bệnh. Các đơn vị liên quan không được giảm đàn heo giống mà phải có phương án tăng đàn để chuẩn bị cho “hậu” dịch heo tai xanh, khi đó nhu cầu con giống sẽ tăng cao. Ông Nguyễn Trung Tín cũng chỉ đạo các ngành chuẩn bị để tổng vệ sinh toàn TP, nhất là địa bàn có chăn nuôi và giết mổ heo. Phải quản lý đàn heo đến từng hộ để kiểm soát việc không cho tăng đàn heo nuôi lấy thịt trong bối cảnh hiện nay. Phải quản lý, tổ chức kiểm tra thường xuyên cũng như đột xuất để hạn chế tối đa việc vận chuyển heo từ các địa phương khác vào TP. Sở NN-PTNT và Chi cục Thú y TPHCM chủ động làm việc với các tỉnh xung quanh để siết chặt việc quản lý, vận chuyển heo vào TP. UBND TP cũng vừa giao Sở Công Thương chủ trì cùng Sở NN-PTNT và các sở, ngành chỉ đạo các tổng công ty, các doanh nghiệp kinh doanh giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung thu mua đàn heo thịt an toàn đang tồn đọng và tăng cường tiêu thụ sản phẩm thịt heo an toàn trên địa bàn TP.
L.Giang – Q.Hiền
|
Theo Thu Hồng- Như Phú
NLĐ
NLĐ