Xác định giá hàng hóa: Quy định chặt chẽ, cụ thể về căn cứ, phương pháp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện có liên quan đến việc xác định giá không đúng với giá hàng hóa khi mua hoặc khi bán tài sản công. Do vậy, các đại biểu Quốc hội cho rằng, khi sửa Luật Giá, cần quy định chặt chẽ, cụ thể về căn cứ, phương pháp xác định giá hàng hóa.

Lấp “khoảng trống” pháp luật trong việc xác định giá

Tại Kỳ họp thứ 4 vừa diễn ra, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Giá (sửa đổi). Qua thảo luận, các đại biểu đều bày tỏ nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Giá nhằm khắc phục bất cập, hạn chế của luật hiện hành; đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để nền kinh tế và hoạt động của các cơ quan, đơn vị vận hành thông suốt.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) chỉ ra rằng, trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện có liên quan đến việc khi mua hoặc khi bán tài sản công đã xác định giá không đúng. Điều này dẫn đến việc các tổ chức tư vấn định giá hiện rất ngại, thậm chí không dám nhận định giá các tài sản khu vực công do lo ngại rằng việc định giá tại thời điểm định giá rất vô tư nhưng sau một thời gian, giá thị trường có thể thay đổi. Khi đó, họ lại có thể mắc vào vòng lao lý.

Mặt khác, nhiều cơ quan, đơn vị công không mua sắm được các tài sản, vật tư, hàng hóa vì e ngại không biết xác định giá sao cho phù hợp. Điển hình như các bệnh viện không mua được vật tư và thuốc chữa bệnh, nhiều tài sản công của Nhà nước không thể chuyển giao cho khu vực tư. Đại biểu cho rằng, nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do hiện chưa có những quy định chặt chẽ, cụ thể về những căn cứ, phương pháp để xác định giá hàng hóa. “Chính vì chưa có căn cứ một cách chặt chẽ và cụ thể nên rất có thể khi định giá, người ta đã tìm các căn cứ để đưa hàng hóa có giá bán thấp xuống, rồi khi mua thì tìm căn cứ để đưa giá trị hàng hóa đó cao lên”, Đại biểu nêu quan điểm.

Do đó, Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, yêu cầu đầu tiên của việc hoàn thiện Luật Giá lần này là phải “lấp khoảng trống” về các căn cứ pháp luật làm cơ sở cho việc xác định giá. “Dự thảo Luật cần phải có một chương riêng về phương pháp, căn cứ, nguyên tắc định giá. Khi đó, những người làm chức năng tư vấn định giá không thể tùy tiện đưa các căn cứ định giá theo ý của mình. Đồng thời, khi đã sử dụng các công cụ đó rồi thì dù thời gian trôi đi, khi cơ quan kiểm tra, điều tra vào cũng vẫn có cơ sở để bảo vệ họ”, Đại biểu nhấn mạnh.

Nhấn mạnh việc xác định giá là một nội dung quan trọng, nhưng Đại biểu Hoàng Văn Cường chỉ ra rằng, trong dự thảo Luật hiện quy định giao cho Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn toàn bộ những vấn đề liên quan đến phương pháp, căn cứ xác định giá. Theo Đại biểu, một văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính hoàn toàn không đủ cơ sở pháp luật để buộc những người tham gia định giá không có hành vi lợi dụng, trục lợi trong quá trình định giá và cũng không đủ cơ sở pháp luật để bảo vệ họ khi có những vấn đề liên quan đến điều tra, kiểm tra.

Đánh giá kỹ tác động việc bổ sung cơ sở dữ liệu quốc gia về giá

Về việc bổ sung cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được nêu tại Điều 41 và 42 của dự thảo Luật, Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) đề nghị cân nhắc kỹ. Bởi, tại Quyết định số 714 /QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, có 6 cơ sở dữ liệu quốc gia được ưu tiên, gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về đất đai, quốc gia, về đăng ký doanh nghiệp, về thống kê tổng hợp, về dân số, về tài chính, về bảo hiểm.

Theo Đại biểu, việc xây dựng 6 cơ sở dữ liệu nêu trên đã được nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể và phát triển trên nền tảng có sẵn của các cơ quan liên quan. “Vì vậy, việc bổ sung cơ sở dữ liệu quốc gia về giá khi chưa có nền tảng sẵn có cần được nghiên cứu thấu đáo”, Đại biểu nói và đề nghị Ban soạn thảo bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực ngân sách Nhà nước đối với việc bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu này. Cùng với đó, Đại biểu đề nghị làm rõ cơ chế thu, mức thu từ người truy cập vào cơ sở dữ liệu cũng như phương án sử dụng nguồn thu này, làm rõ nội hàm cơ sở dữ liệu quốc gia về giá để đảm bảo tính thống nhất khi áp dụng.

Trong khi đó, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, để xác định giá đúng cũng như có cơ sở để quản lý giá, phải có cơ sở dữ liệu đầu vào. “Tôi cho rằng việc kê khai giá là vô cùng quan trọng để tạo ra cơ sở dữ liệu đầu vào cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy, tôi đề nghị hoạt động kê khai giá này không nên giới hạn ở một số các loại hàng hóa như quy định hiện hành mà phải quy định tất cả các loại hàng hóa khi bắt đầu đưa vào lưu thông trên thị trường đều phải thực hiện kê khai giá”, Đại biểu nêu ý kiến.

Ngoài ra, Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn chỉ ra rằng, qua nghiên cứu dự thảo Luật cho thấy, có 13/72 điều luật giao Chính phủ quy định, trong đó có nhiều nội dung quan trọng cần phải được thể hiện trong Luật. Dẫn chứng quy định về thẩm quyền ban hành, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại khoản 2 Điều 19 dự thảo Luật, Đại biểu cho rằng, việc quy định như vậy một mặt chưa phù hợp với thẩm quyền, mặt khác sẽ làm phát sinh vướng mắc trong thực hiện, không bảo đảm yêu cầu pháp điển hóa.

Đại biểu phân tích, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của từng người dân, doanh nghiệp liên quan đến sự bình ổn của thị trường. Do đó, các quy định liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cần được công khai, minh bạch. Từ đó, Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị cần quy định rõ về thẩm quyền ban hành, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trong Luật để tránh sự tùy tiện mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi các mặt hàng bình ổn giá.

Cũng góp ý về vấn đề định giá, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn TP Đà Nẵng) bày tỏ băn khoăn về việc dự thảo Luật giảm bớt thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá, rà soát biểu mẫu kê khai giá đối với doanh nghiệp ở Trung ương. “Để các bộ và cơ quan ngang bộ định giá hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc thì có sợ rơi vào “lợi ích nhóm” như trường hợp bộ kit test Việt Á hay không? Bởi nguyên nhân tham nhũng nhiều khi nằm ngay trong những quy định bất hợp lý của pháp luật”, Đại biểu phân tích và đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc định giá, rà soát biểu mẫu kê khai giá của các doanh nghiệp ở Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đàm phán của Bộ trưởng Bộ Công Thương với Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ.

Đàm phán Việt Nam - Mỹ đạt nhiều tiến bộ

(PLVN) -  Ngày 15/6, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ. Đặc biệt, trong vòng đàm phán này, lần đầu tiên, đã có cuộc đàm phán cùng lúc giữa Bộ trưởng Công Thương với 2 Bộ trưởng của Mỹ.

Đọc thêm

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?
(PLVN) - Bệnh viện quận Tân Bình đã có thông báo vi phạm của nhà thầu tham dự Gói thầu Mua sắm vật tư, hóa chất xét nghiệm năm 2024. Nhìn nhận từ vụ việc này, Chủ đầu tư (bên mời thầu) cần phải tiến hành những biện pháp nào để xử lý các nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Đề xuất bỏ độc quyền, cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên sản xuất vàng miếng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên được sản xuất vàng miếng. Đề xuất này là bước thay đổi lớn nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền nhà nước về sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát, tăng nguồn cung, minh bạch thị trường vàng.

Bước phát triển mới tại Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV

Phối cảnh Trung tâm điện lực Ô Môn.
(PLVN) -  Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tìm được tổng thầu để xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV. Đây là sự kiện quan trọng trong nỗ lực đưa Nhà máy phát triển thương mại vào tháng 12/2028.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới Trung tâm liên kết nông nghiệp đa chức năng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Sáng 11/6, tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thay đổi chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp theo hướng 'xanh hóa'

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính (thứ tư từ phải sang) và lãnh đạo BR-VT trao giấy phép cho các nhà đầu tư tại Hội nghị tổ chức mới đây.
(PLVN) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) từ lâu đã khẳng định vị thế một trong những trung tâm công nghiệp nặng, cảng biển và năng lượng của cả nước. Trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thích ứng xu thế toàn cầu hóa và đặc biệt là cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam, tỉnh BR-VT đang từng bước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - công nghiệp theo hướng “xanh hóa”; con đường không chỉ tất yếu, mà còn cấp bách.

Diễn đàn GIFPP 2025: Hành động toàn cầu vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững

300 đại biểu đến từ 14 quốc gia tham dự diễn đàn.
(PLVN) -  Vừa qua, tại khách sạn InterContinental Bangkok, Diễn đàn Đầu tư & Hợp tác Toàn cầu vì Hòa Bình và Thịnh Vượng (Global Investment Forum for Peace & Prosperity - GIFPP) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của gần 300 đại biểu đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nhà lãnh đạo chính phủ, chuyên gia quốc tế, nhà đầu tư, doanh nhân và đại diện truyền thông.

Doanh nghiệp được “giải phóng nguồn lực” từ cải cách thủ tục hành chính Kỳ 2: “Đường băng” thông thoáng, doanh nghiệp tự tin “cất cánh”

Việc tinh gọn thủ tục hành chính cũng là cơ hội để giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư, kinh doanh. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Thông tin về việc hoàn thành phân cấp thẩm quyền 307 thủ tục hành chính (TTHC) và đặc biệt là mục tiêu 100% thủ tục liên quan đến doanh nghiệp (DN) được thực hiện trực tuyến trước ngày 30/6 tới đây, đối với cộng đồng DN là một luồng sinh khí mới, một sự hỗ trợ vô cùng thiết thực trong bối cảnh cộng đồng DN đang hưởng ứng Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm soát chặt an toàn hồ đập thủy điện trước áp thấp nhiệt đới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 1 trên Biển Đông, Bộ Công Thương yêu cầu các chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, nhất là tại các hồ đập xung yếu, đang thi công hoặc sửa chữa. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24h, theo dõi sát tình hình mưa lũ, chủ động cảnh báo vùng hạ du, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và công trình.

Để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh bài.
(PLVN) -  Hôm qua (10/6), tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” tổ chức ở Hà Nội, vấn đề làm sao để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường, đã được cơ quan chức năng và các doanh nghiệp bàn bạc, mổ xẻ kỹ lưỡng.

Các tỉnh Đông Nam Bộ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân.
(PLVN) -  Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước - đang bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Với mục tiêu đến hết quý III (31/8/2025), tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương trong vùng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Song, chặng đường phía trước vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua.

Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

Nhà thầu tư nhân tự tin vào “sân chơi” lớn về hạ tầng

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Sơn Hải - một doanh nghiệp xây dựng tư nhân đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP, trị giá hơn 4.300 tỷ đồng.
(PLVN) -  Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp hạ tầng dám nghĩ lớn, làm lớn. Kỳ vọng tương lai, trên các đại công trường, dự án quốc gia, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn những thương hiệu từ thành phần kinh tế tư nhân, thay vì đó là “sân chơi” của thành phần kinh tế khác…

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Anh Hoàng Đức Mạnh dùng kiến thức mình học hỏi trong trường đại học đem đến cho bà con nông dân cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. (Nguồn: HTX Hoa Phong)
(PLVN) - Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Đạo đức doanh nhân - nền móng cho một nền kinh tế bền vững

Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò của doanh nhân là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ trước những biến động chưa từng có, vai trò của doanh nhân ngày càng được đề cao như những “kiến trúc sư” của sự phát triển bền vững. Đặc biệt, tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân càng khẳng định rõ, đạo đức doanh nhân chính là nền móng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế mạnh, tự chủ và bền vững. Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là lựa chọn, mà còn là “điều kiện sống còn” trong kỷ nguyên mới.