Nhiều khả năng 22 người bệnh tâm thần ở xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành – Quảng Nam là bị tâm thần phân liệt.
>> Làng có nhiều người tâm thần
Lý giải về chuyện xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành - Quảng Nam có đến 22 người bị bệnh tâm thần, bác sĩ Lương Hữu Thông, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, cho rằng đây không phải là hiện tượng lạ.
“Từng nghiên cứu nhiều năm trong cộng đồng, tôi cho rằng số người bị tâm thần ở xã Tam Nghĩa như vậy là không cao. Tại nhiều xã - phường, chúng tôi đã phát hiện có tới 40- 50 người tâm thần, phần lớn bị tâm thần phân liệt. Trong y văn thế giới, người ta cũng khẳng định tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng với tỉ lệ khoảng 1% dân số. Tuy nhiên, thống kê ở nhiều xã - phường của VN cho thấy tỉ lệ này thấp hơn, khoảng 0,3%- 0,5%” - bác sĩ Thông phân tích.
>> Làng có nhiều người tâm thần
Lý giải về chuyện xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành - Quảng Nam có đến 22 người bị bệnh tâm thần, bác sĩ Lương Hữu Thông, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, cho rằng đây không phải là hiện tượng lạ.
“Từng nghiên cứu nhiều năm trong cộng đồng, tôi cho rằng số người bị tâm thần ở xã Tam Nghĩa như vậy là không cao. Tại nhiều xã - phường, chúng tôi đã phát hiện có tới 40- 50 người tâm thần, phần lớn bị tâm thần phân liệt. Trong y văn thế giới, người ta cũng khẳng định tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng với tỉ lệ khoảng 1% dân số. Tuy nhiên, thống kê ở nhiều xã - phường của VN cho thấy tỉ lệ này thấp hơn, khoảng 0,3%- 0,5%” - bác sĩ Thông phân tích.
Với 22 trường hợp được thống kê ở xã Tam Nghĩa mắc bệnh tâm thần ở độ tuổi 20-50, theo bác sĩ Thông, nhiều khả năng họ bị tâm thần phân liệt vì bệnh này thường phát sinh ở lứa tuổi 16- 40.
Cần nghiên cứu kỹ
Theo phản ánh của người dân Tam Nghĩa, nguồn nước ở xã luôn bị nhiễm phèn nhưng họ phải dùng sinh hoạt trong nhiều năm nay. Nhiều cán bộ xã và người dân cho rằng đây có thể là nguyên nhân gây bệnh tâm thần và chứng bệnh thần kinh. Khác với nhận định của bác sĩ Lương Hữu Thông, bác sĩ Vũ Quang Thiều, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam, lại lý giải: “Những người làm việc trong môi trường độc hại dễ mắc các chứng bệnh thần kinh dẫn đến tâm thần. Các yếu tố hóa học, sinh học, môi trường và tâm lý xã hội đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Theo tôi, cần có nghiên cứu kỹ về trường hợp ở xã Tam Nghĩa trước khi có nhận định chính xác về nguyên nhân”. |
Theo lãnh đạo UBND xã Tam Nghĩa, tình trạng nhiều người mắc bệnh tâm thần ở xã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980. Khoảng 10 năm trở lại đây, “xã tâm thần” Tam Nghĩa có thêm một số người phát bệnh.
Trong danh sách các bệnh nhân tâm thần được hưởng chế độ trợ cấp xã hội của xã Tam Nghĩa, nhiều người mắc bệnh khi còn rất trẻ. Riêng thôn Tịch Tây có 11 người ở độ tuổi 20-50.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Nhơn (47 tuổi) phát bệnh vào năm 20 tuổi, ông Trần Văn Ninh (44 tuổi) phát bệnh năm 30 tuổi và chị Nguyễn Thị Nga bị bệnh năm 2006, lúc 23 tuổi. Nga hiện đã lành bệnh nhưng chị rất mặc cảm.
Ngoài ra, một số người học cao cũng mắc bệnh này khiến người dân rất hoang mang. Ông Lê Thành Trung (SN 1968, ngụ thôn Đông Yên) đã học xong ĐH và đi làm nhưng do bệnh thần kinh nên phải nghỉ việc. Ông Trung đang được UBND xã Tam Nghĩa đưa vào danh sách lập hồ sơ, khám và xác nhận bệnh để xin hưởng chế độ trợ cấp.
Trong danh sách những người bị tâm thần và mắc các chứng bệnh thần kinh đã có hồ sơ hoặc đang lập hồ sơ ở Tam Nghĩa, một số người trước là công nhân tại mỏ đá Chu Lai. Họ phải nghỉ việc sớm do bị thần kinh và các căn bệnh về phổi hay đường hô hấp.
“Công nhân mỏ đá làm việc trong môi trường luôn có tiếng nổ mìn, thần kinh căng thẳng nên mắc bệnh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, những người khác cũng tự dưng phát bệnh tâm thần là điều thật khó lý giải” - bà Châu Thị Kim Vân, cán bộ chính sách LĐ-TB-XH xã Tam Nghĩa, nhận xét.
Theo An – Dung
Người Lao Động
Người Lao Động