WWF đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã đồng ý đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng tại 6 nước châu Âu và mặt hàng này sẽ được khuyến khích người dân tiêu dùng trở lại.

Mô tả ảnh.
Thu hoạch cá tra nguyên liệu tại Hậu Giang.(Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã đồng ý đưa cá tra của Việt Nam ra khỏi “danh sách đỏ” trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng tại 6 nước châu Âu và mặt hàng này sẽ được khuyến khích người dân tiêu dùng trở lại.


Sau buổi làm việc với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) sáng 15-12, ông Mark Powell, người đứng đầu Chương trình thủy hải sản toàn cầu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ tiên nhiên (WWF) đã chính thức khẳng định điều này trước báo giới.

Ông Powell thừa nhận việc WWF tại 6 nước châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” là do thiếu những thông tin cập nhật về tình hình phát triển của cá tra tại Việt Nam.

Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất việc phát triển bền vững cá tra là mục tiêu chung của Việt Nam và WWF quốc tế. Hai bên đồng ý sẽ hợp tác chặt chẽ để phát triển nuôi cá tra ở Việt Nam. Ngày mai, 16-12, ông Mark Powell và Tổng cục Thủy sản sẽ ngồi lại, thảo luận chi tiết sự hợp tác này.
Trước đó, việc WWF tại 6 nước Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ đưa cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng với mục đích khuyến cáo không nên sử dụng, đã nhận được sự phản đối mạnh mẽ từ các cơ quan có liên quan tại Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho là việc một số tổ chức WWF ở các quốc gia nêu trên cố ý “đổi màu” cá tra, chuyển sản phẩm này từ danh sách da cam (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang danh sách đỏ (sản phẩm không nên sử dụng) trong cẩm nang hướng dẫn người tiêu dùng năm 2010-2011 là việc làm không đúng và dựa trên những thông tin thiếu chính xác. Điều này hoàn toàn đi ngược với tình hình thực tế của nghề nuôi cá tra tại Việt Nam.

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì sẵn sàng đối thoại với các tổ chức này để làm rõ vấn đề.

Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định bảng tiêu chí và kết quả đánh giá của WWF 6 nước châu Âu đối với cá tra Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc quốc tế, cũng như bôi nhọ người nuôi cá tra và ngành thuỷ sản Việt Nam. Do vậy, các tổ chức này cần xin lỗi Chính phủ và người nuôi cá tra Việt Nam.
Theo VnEconomy, TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.