QTV - Sinh con, ai chẳng muốn con mình là đứa trẻ xinh xắn, khoẻ mạnh. Với mẹ của Đồng Thị Nga, ngày vui đón con chào đời, cũng là ngày bà nuốt nước mắt khi thấy di hoạ của chất độc da cam từ người chồng từng phải hứng chịu khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên lưu lại trên thân thể con mình. Nhưng 25 năm sau, người mẹ ấy đã có thể khóc trong niềm tự hào vì đứa con gái bé bỏng, tội nghiệp ngày nào nay đã hoàn thành khoá học thạc sỹ tại Học viện HELP (High Education Luanguge Programe) ở Ma-lai-si-a, trở thành đảng viên, giảng viên của Đại học Dân lập Hải Phòng.
Không đầu hàng số phận.
Khi chào đời, toàn thân cô bé Đồng Thị Nga bị bao phủ một lớp da như vẩy cá. Trên các đường rãnh tiếp xúc giữa các vẩy thường bị rỉ nước vàng, máu. Mỗi khi trời nắng nóng những vết nứt lại căng ra, lớp da cũ sùi lên, bong lớp vẩy sừng, rồi lại thay bằng một lớp vẩy sừng khác khiến bé vô cùng đau đớn. Thương con, mẹ Nga đã ôm con đi hết viện này đến viện khác, bán vơi đồ đạc trong nhà mà bệnh tình của Nga vẫn không thuyên giảm. Bố của Nga khi chưa biết chính mình là tác nhân di truyền sang con căn bệnh quái ác nên đã hết sức nghi ngờ, đau khổ và tuyệt vọng. Không lâu sau, hai vợ chồng chia tay, mẹ con Nga chỉ còn biết nương tựa vào nhau... Sống trong ám ảnh của bệnh tật, thể trạng rất yếu đuối, bố mẹ ly tán nhưng cô bé Nga đã sớm già dặn trước tuổi. Bé lặng lẽ vượt lên nỗi đau, chịu đựng ánh mắt dè chừng, xa lánh và trêu chọc của bạn bè đồng trang lứa, im lìm khi những người ác miệng gọi Nga bằng những biệt danh kì dị.
Lên sáu tuổi, được một cô giáo ở gần nhà giúp đỡ, Nga đã cố gắng tự hoàn thành chương trình lớp 1 ở nhà. Bảy tuổi, em được tuyển thẳng vào lớp 2 Trường Tiểu học Phù Ninh (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Năm 1988, mẹ đi bước nữa, Nga chuyển trường theo mẹ lên học ở TP. Hải Phòng. Nhưng vừa đến lớp được mấy ngày, trước sự hoảng sợ của các bạn cùng trang lứa, nhiều lần, có những phụ huynh viết thư đề nghị không cho Nga học vì sợ lây sang các bạn khác, cô hiệu trưởng nhà trường đã đề nghị mẹ Nga để em nghỉ học. Rất may, cô Giáng Hương chủ nhiệm lớp hiểu rõ chuyện nên đứng ra bảo lãnh để em tiếp tục được đến lớp.
Không đầu hàng số phận.
Khi chào đời, toàn thân cô bé Đồng Thị Nga bị bao phủ một lớp da như vẩy cá. Trên các đường rãnh tiếp xúc giữa các vẩy thường bị rỉ nước vàng, máu. Mỗi khi trời nắng nóng những vết nứt lại căng ra, lớp da cũ sùi lên, bong lớp vẩy sừng, rồi lại thay bằng một lớp vẩy sừng khác khiến bé vô cùng đau đớn. Thương con, mẹ Nga đã ôm con đi hết viện này đến viện khác, bán vơi đồ đạc trong nhà mà bệnh tình của Nga vẫn không thuyên giảm. Bố của Nga khi chưa biết chính mình là tác nhân di truyền sang con căn bệnh quái ác nên đã hết sức nghi ngờ, đau khổ và tuyệt vọng. Không lâu sau, hai vợ chồng chia tay, mẹ con Nga chỉ còn biết nương tựa vào nhau... Sống trong ám ảnh của bệnh tật, thể trạng rất yếu đuối, bố mẹ ly tán nhưng cô bé Nga đã sớm già dặn trước tuổi. Bé lặng lẽ vượt lên nỗi đau, chịu đựng ánh mắt dè chừng, xa lánh và trêu chọc của bạn bè đồng trang lứa, im lìm khi những người ác miệng gọi Nga bằng những biệt danh kì dị.
Lên sáu tuổi, được một cô giáo ở gần nhà giúp đỡ, Nga đã cố gắng tự hoàn thành chương trình lớp 1 ở nhà. Bảy tuổi, em được tuyển thẳng vào lớp 2 Trường Tiểu học Phù Ninh (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Năm 1988, mẹ đi bước nữa, Nga chuyển trường theo mẹ lên học ở TP. Hải Phòng. Nhưng vừa đến lớp được mấy ngày, trước sự hoảng sợ của các bạn cùng trang lứa, nhiều lần, có những phụ huynh viết thư đề nghị không cho Nga học vì sợ lây sang các bạn khác, cô hiệu trưởng nhà trường đã đề nghị mẹ Nga để em nghỉ học. Rất may, cô Giáng Hương chủ nhiệm lớp hiểu rõ chuyện nên đứng ra bảo lãnh để em tiếp tục được đến lớp.
Những tháng năm học trò của Nga trôi qua trong thầm lặng. Hằng ngày, giờ ra chơi, em chỉ dám đứng từ xa nhìn các bạn cười đùa. Ngay cả trời mùa hè nóng nực, em vẫn phải đội mũ để các bạn không sợ cái đầu trọc lốc, lở loét của mình. Tận sâu trong lòng, cô bé đã quyết tâm không thể sống mãi trong cảnh u ám này, sẽ đến một ngày những người xung quanh không thể cười cợt em. Cứ thế, hình ảnh người mẹ gầy gò ngày ngày gò lưng đèo 50kg gạo vượt 25km từ nhà đến cơ quan, tối về lại chăn lợn, đóng than, ngày nghỉ đi bán kem... để có thêm tiền nuôi các con, tiền chữa bệnh cho Nga, rồi lại đứng khóc dưới sân trường xin cho Nga được đi học đã trở thành động lực giúp em có thể vượt qua mặc cảm để đến lớp, dũng cảm gồng mình chịu đựng đau đớn và thúc giục em cố gắng học tập... Nga miệt mài học, cần mẫn với từng câu hỏi, từng bài tập của các thầy, cô và đã có được kết quả thật cao: 12 năm liền là học sinh giỏi xuất sắc lớp chuyên toán. “Tôi luôn hạnh phúc khi thấy mẹ cười. Vì mẹ, tôi tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ đầu hàng số phận!” - Nga tâm sự.
Mùa hè năm 1998, sau khi tốt nghiệp loại giỏi Trường chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Nga cùng mẹ khăn gói lên Hà Nội ôn thi đại học. Với Nga đây là một kỷ niệm không thể nào quên. Thời tiết nóng nực, nhiệt độ 36-37oC đã làm bệnh tình của Nga thêm trầm trọng. Nga kể: “Trong người mình như có một lò than thiêu đốt, toàn thân máu chảy, đau rát kinh khủng! Có những lúc mình khó thở đến phát điên lên!”. Mẹ Nga thương con mà không dám khóc, sợ Nga nản chí. Đến ngày thi, Nga vẫn gượng dậy, chịu đau để mẹ dìu đến phòng thi. Đền đáp công lao của mẹ, Nga đã đỗ cả hai trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Công đoàn. Nhưng vì sức con quá yếu, mẹ muốn Nga ở lại Hải Phòng để có điều kiện chăm sóc. Năm đó, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng vừa khai giảng khoá đầu tiên và mẹ đã xin cho Nga được theo học lớp Quản trị kinh doanh...
Cây khô trái ngọt.
“Khi tôi đến lớp Quản trị kinh doanh tìm gặp Nga, trước mặt tôi là một cô sinh viên có nét mặt cực kỳ buồn, như có cái gì tủi thân, tủi phận!” - thầy Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học Dân lập Hải Phòng kể lại. Nhưng chính thầy cũng không thể ngờ rằng, “cô gái có nét mặt tủi phận” đó liên tục bốn năm liền đều có kết quả học tập xếp loại giỏi, đứng đầu toàn khoá với điểm tốt nghiệp 9,3. Là một lớp phó học tập, Nga luôn gương mẫu chuyên chú ôn luyện bài để có được những kết quả cao nhất. Ngoài ra, Nga cùng ban cán sự lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào học tập của lớp đi lên như hình thành các đợt thi đua trong từng tổ, từng nhóm, tặng những phần thưởng nhỏ cho bạn sinh viên có kết quả tiến bộ sau mỗi học kỳ... Đối với một số bạn sức học còn yếu, Nga tình nguyện giải đáp thêm ngoài giờ những phần nội dung khó hoặc các bạn chưa rõ. Cách giảng của Nga giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ khiến các bạn thấy bớt khó khăn khi giải quyết bài học, nhất là những bài toán kinh tế. Nhờ vậy, nhiều sinh viên từ chỗ học kém, ngại học đã thấy yêu thích các môn học hơn, có ý thức tập trung đầu tư học bài nhiều hơn. Chất lượng học của lớp Nga cũng nhờ đó được nâng lên rõ rệt. Giáo viên chủ nhiệm rất yên tâm với cách điều hành lớp của đội ngũ cán bộ lớp, trong đó có lớp phó học tập Đồng Thị Nga.
Không chỉ tập trung học tập, Nga còn tích cực vận động các bạn trong lớp tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn Thanh niên Trường phát động, như những hoạt động tình nguyện, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Đoàn... Thân thiện, nhiệt tình, Nga được các bạn học quý mến. Nhiều sinh viên vẫn tìm đến Nga tâm sự, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn dù lớn, nhỏ. Nga cũng thật cảm động trước tấm lòng của các bạn dành cho mình, những khi phát bệnh bạn bè trong lớp vẫn thường xuyên thay nhau chép bài, giảng bài lại giúp Nga không bỏ lỡ chương trình.
Những nỗ lực không mệt mỏi của Nga đã được đền đáp xứng đáng. Với danh hiệu thủ khoa khi tốt nghiệp, Nga được giữ lại làm giảng viên Trường đại học Dân lập Hải Phòng. Niềm vui ấy còn được nhân lên bội phần khi Nga vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng (tháng 4-2003). “Điều tôi nhận thấy rõ nhất về Nga là nghị lực của cô ấy. Tôi không thể tưởng tượng được điều gì khiến một người con gái yếu đuối như thế lại làm được những việc phi thường!” - thầy Nghị, Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Nhà trường đã nói như thế với các đồng sự của mình trong ngày Nga được kết nạp Đảng. Còn với Nga, những điều kỳ diệu này thật như là giấc mơ, giấc mơ của cả hai mẹ con Nga - một giấc mơ đã đi suốt từ tuổi thơ của Nga cho đến tận bây giờ, vượt qua những cơn đau đớn do bệnh tật cào xé da thịt và vượt qua sự dằn vặt mặc cảm vẫn dội về hành hạ tâm hồn cô bé tuổi hai mươi. Là đảng viên, Nga như thấy mình mạnh mẽ hơn, có gia đình, thầy cô, bè bạn và những học sinh của mình tin tưởng, đặt hy vọng, nỗi đau da cam ấy được dịu đi, tiếp thêm cho Nga sức mạnh...
Cuối năm 2003, Nga được nhận học bổng theo học Thạc sỹ ở Ma-lai-si-a. Không có mẹ và gia đình bên cạnh, từ đây Nga phải độc lập chăm sóc mình. Nhưng với Nga, được đi nâng cao trình độ, để chinh phục được những đỉnh cao khoa học, còn điều gì hạnh phúc hơn! “Mình thật sự muốn chia sẻ những gì mình đang có với những nạn nhân chất độc da cam và những người đồng cảnh ngộ. Các bạn hãy tin rằng bên cạnh luôn có những bàn tay nhân ái!” - Nga tâm sự.
Xin chúc cho cô gái nhỏ ngày càng thêm nghị lực để cống hiến thật nhiều vì lớp lớp sinh viên.
Theo xaydungdang.org.vn