Vương Tâm "săn ấm"

Vương Tâm là một trong số rất ít những nhà thơ U60 mà tâm hồn vẫn như tuổi 20. Ông cũng là một trong số ít nhà báo dù đã nghỉ hưu nhưng lửa đam mê còn hừng hực, vẫn “máu” xông pha viết lách, đi khắp nơi tìm kiếm đề tài. Ông mê trà đạo, thích khám phá và có một thú sưu tầm độc đáo, đó là sưu tầm ấm.

 Vương Tâm là một trong số rất ít những nhà thơ U60 mà tâm hồn vẫn như tuổi 20. Ông cũng là một trong số ít nhà báo dù đã nghỉ hưu nhưng lửa đam mê còn hừng hực, vẫn “máu” xông pha viết lách, đi khắp nơi tìm kiếm đề tài. Ông mê trà đạo, thích khám phá và có một thú sưu tầm độc đáo, đó là sưu tầm ấm. 
Nhà thơ "săn" ấm
Nhà thơ "săn" ấm

  Gã nhà thơ… săn ấm

Có đi tìm hiểu viết bài và “săn” ấm cùng Vương Tâm mới hiểu rằng, sức lực ông còn dồi dào và thực sự dám dấn thân. Ông dấn thân cho niềm đam mê giản dị và lặng lẽ. Ông cũng có cách sống vô tư, hào phóng và tâm hồn thanh thản. Ông đóng nhiều vai những chuyến đi viết và sưu tầm ấm. Khi thì như một gã thanh niên lãng tử, chịu chơi. Khi thì như một gã dân buôn bụi bặm, nhiều mưu mẹo.

Lúc khác lại trở về là gã thi sĩ đa tình, hoặc một ông già hồn hậu với nụ cười rất hiền. Vương Tâm bảo, mỗi con người đều có một cái thú vui riêng. Văn chương như phù du, rồi sẽ tới đâu, con người sẽ còn lại gì sau khi không còn tồn tại trên thế gian này? Nắm được điều đó, cho nên Vương Tâm đã chọn cho mình kiểu chơi, là sưu tầm những chiếc ấm cổ - kim, đủ kích cỡ, màu sắc, hình dáng. Đủ các làng gốm từ Nam tới Bắc. Trên đường đi săn lùng ấm, ông cũng săn lùng được những đề tài hay, hấp dẫn để viết báo.

Ngôi nhà nhỏ của nhà thơ Vương Tâm giờ đây chứa đầy ấm với đủ kích cỡ, màu sắc, họa tiết. Tài sản trong bộ sưu tập là hơn 200 chiếc ấm của nhiều làng gốm cổ trên cả nước. Khoảng 10 năm trước đây, Vương Tâm có thú sưu tầm bình gốm chứ không phải ấm, sau vì chuyển nhà, ông đem những bình gốm cho anh em bạn bè mỗi người một chiếc. Khi sống trong ngôi nhà mới ở khu ga Trần Quý Cáp, với niềm đam mê trà đạo, cùng với sự say mê thực tế, vốn sống ở đời, ông đã nghĩ ra thú chơi ấm.

Thú chơi đó lại làm nguồn cảm hứng sáng tác cho ông. “Tôi đã đi gần như hết những lò gốm lớn nhỏ, từ Bình Dương đến Bắc Ninh, Hải Dương. Thậm chí lên cả biên giới Lạng Sơn, vào vùng dân tộc thiểu số để kiếm được những chiếc độc đáo.” - Vương Tâm nói, rồi ông nâng từng chiếc lên giới thiệu, cười sảng khoái. Nhìn cách ông bày biện xen kẽ những ô trên giá sách, những khu vực hợp lý của ngôi nhà, đủ thấy tình yêu ông dành cho ấm. Yêu ấm và chơi ấm, nhà thơ Vương Tâm quan tâm đến chất liệu, kiểu dáng, điều đó được đúc kết thành câu “Nhất dáng, nhì men, tam vòi, tứ miệng”.

Trong gia tài ấm của ông có những chiếc độc đáo. Ví như bộ đôi ấm hình cá mực cách điệu của một gã thanh niên tài tử làm sau một giấc mơ về những loài sinh vật kêu cứu ở dưới biển. Anh ta đã nặn hai con mực há mồm. Nếu để đối diện nhau, người ta sẽ hình dung ra hai người đang cãi nhau gay gắt. Nếu kề miệng chúng lại nhau, người ta sẽ thấy chúng đang yêu nhau nồng thắm, hoặc đều cạnh nhau hướng về một phía, chúng lại như đôi đang song ca một bài hát rất ngộ nghĩnh. Đôi cá mực cách điệu này là “món” độc nhất vô nhị mà Vương Tâm có, hay ông cũng có những chiếc có màu men thúy hồng, hoặc màu tím rất hiếm gặp trên thị trường.

"Mỗi chiếc ấm là một thân phận
"Mỗi chiếc ấm là một thân phận"

Trăm ngàn gian nan

Vương Tâm chịu tìm tòi, chịu đi. Chỉ cần nghe thấy chỗ nào có ấm cổ là ông bỏ công sức đi tìm, mua bằng được. Nhiều người thấy ông cất công đường xá xa xôi, dù đó chỉ là một chiếc ấm đất rất nhỏ, nên đã tặng lại không lấy tiền. Hằng tháng, ông vẫn có những chuyến đi về các làng gốm để săn những chiếc mà mình chưa có. Trên đường đi nhặt nhạnh kiếm tìm, trăm ngàn nỗi vất vả mà Vương Tâm đã trải qua. Có lần ông lân mò đến những lò gốm cổ ở làng Chu Đậu, vì nghe tin ở đây người dân đang đào bới ngay trên mảnh đất nhà mình đang sống, đã tìm ra những lò gốm quan, chuyên sản xuất những đồ gốm chỉ dành cho vua quan xưa.

Ông hy vọng đến đây sẽ tìm được những món quý hiếm, nhưng không may bị những kẻ chuyên buôn bán đồ cổ ngăn chặn và doạ nạt. Chúng hy vọng lừa được ông sẽ mua hàng của chúng với giá đắt. Vương Tâm đã bình tĩnh tìm cách tháo lui, để tìm đường khác lọt vào làng, bằng con đường nhỏ đi vòng lên đê. Ông hỏi vào một gia đình có lò gốm quan cổ cách đây 500 năm và mua cho được chiếc bình vôi cổ nhỏ với giá 400.000đ. Để tránh tai mắt những kẻ lưu manh ông đã chờ đến tối mịt mới dò dẫm tìm đường rút theo một lối mòn nhỏ ra cánh đồng làng.

Ông khấp khởi vui mừng vì chiến công vất vả này. Khi đưa cho mọi người xem bình vôi cổ nhỏ, trong đôi mắt ông luôn ánh lên niềm vui xen lãn sự hồi hộp trong cái đêm lặn lội giữa cánh đồng. Lại có lần ông nghe nói trên thành phố Yên Bái, có một bà bán nước sở hữu bộ ấm cổ Tử Sa tầu từ đời Thanh. Ngay sau khi hỏi địa chỉ ông vội vàng phóng xe máy đi ra bến xe Mỹ Đình, định gửi xe, rồi lên ô tô đi lên Yên Bái. Nhưng ai dè không còn chuyến xe nào lên Yên Bái nữa, lúc đó đã chiều tối, ông bèn quyết định đi xe máy ngay lúc đó. Ông nghĩ đi theo đường dọc sông Hồng và sông Thao chỉ đến nửa đêm là tới nơi. Lên đến nơi, chỉ chợp mắt được vài tiếng là trời sáng, ông lần mò tìm cho được quán nước nọ để hỏi mua bộ ấm trà Tử Sa cổ.

Lúc đó, bà chủ thật thà nói bà chỉ có bộ ấm trà Tử Sa cũ thôi chư không phải đồ cổ, nên chỉ phát với cái giá 3 triệu đồng. Lúc đó, tôi hoàn toàn thất vọng, cổ họng nghẹn ứ” - Vương Tâm nói. Rồi ông vẫn tỏ ra vui lòng, trả tiền và gói cẩn thận bộ ấm trà Tử Sa rồi ngay trưa hôm đó đi xe máy về Hà Nội. Ông kể trên đường đi có lúc mệt quá, ông có cảm giác mình vừa đi vừa ngủ gật. Mãi đến tận chiều tối mới về đến nhà và cứ ngồi ngắm bộ ấm tầu cho đến tận nửa đêm với nhiều cảm xúc khác lạ xốn xang trong lòng. “Tố chất” này dường như chỉ Vương Tâm mới có.

Lần khác trên đường đi gặp công an, họ tưởng ông là người buôn đồ cổ, định giữ lại, sau xét kỹ thấy không giống, đành thả. Cũng có vài cuộc đi xảy ra những vụ tai nạn nho nhỏ, lần thì ngã sưng chân, lần bong gân hoặc bỏng bô cả tuần giời mới khỏi. Gian nan và hào hứng, mệt mỏi và trân trọng. Biết bao nhiêu cảm giác trên những chặng đường dài. Nhiều chiếc ấm đã làm nên những kỷ niệm và làm nên chính cuộc đời nó. Vậy nên, ở mỗi chiếc Vương Tâm đều có cách nhìn khác nhau, chiếc thì vui, chiếc thì buồn nhưng chiếc nào ông cũng trân trọng.

Nâng niu như kỷ vật
Nâng niu như kỷ vật

Ở miền Bắc, có bất cứ cuộc triển lãm về gốm sứ, ông đều có mặt để thăm nom, có chiếc nào mình chưa có là mua về. Khi hỏi chuyện, nhà thơ nói: “Tôi viết rất nhiều, tìm hiểu xem thế nào là gốm, sành, sứ, đất nung… cũng nghiên cứu sâu rộng các làng nghề. Đã có rất nhiều bài đăng trên các báo và tạp chí. Đơn giản vì tôi mê văn hóa uống trà, văn hóa truyền thống, nên nghĩ cách chơi có chiều sâu”. Trước đó, để có thể chơi và sưu tầm Vương Tâm đã đọc nhiều tài liệu về văn hóa trà đạo của một số nước, về các làng gốm sứ.

Theo ông, văn hóa trà của người Nhật mang tính tâm linh sâu sắc. Người Việt Nam thưởng trà theo cách của người Trung Quốc, thường đi vào thường thức ở cấp phổ thông. Vương Tâm thường uống trà Shan Tuyết. Loại trà này không pha chế, uống vào có độ chát đậm, sau ngọt dần và có hương vị của núi rừng hoang sơ. Ngày nay, ở nước ta nhiều người đã có cách thưởng thức trà, không đơn giản là uống. Vương Tâm có con mắt thẩm mỹ về vật dụng uống trà. Trà uống ngon, không những bởi bộ ấm chén đẹp, sạch mà còn phải chất chứa giá trị văn hóa nữa.

Phú Xuyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.