Vùng nhãn “chạy” mưa

Nhìn những chùm nhãn trĩu quả đung đưa trong nắng tháng 8, ông Đỗ Văn Dong không giấu nổi lo lắng, làm sao “chạy đua” với mưa bão để giữ mùa quả ngọt của vùng đặc sản nức tiếng này.

Nhìn những chùm nhãn trĩu quả đung đưa trong nắng tháng 8, ông Đỗ Văn Dong không giấu nổi lo lắng, làm sao “chạy đua” với mưa bão để giữ mùa quả ngọt của vùng đặc sản nức tiếng này.

Công sức trôi theo mưa

Nhìn những gốc nhãn còn chưa hồi phục sau những trận mưa xối xả, ông Đỗ Văn Dong, trưởng thôn Hưng Đạo, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, phàn nàn với chúng tôi: "Năm nay nhãn được mùa, người trồng nhãn phấn khởi lắm. Thế nhưng mưa bão lại triền miên xảy ra đúng vào thời điểm thu hoạch rộ, khiến nhãn bị rụng, nứt, thối đáng kể”.

Năm nào nhãn sai năm đó mưa nhiều
Năm nào nhãn sai năm đó mưa nhiều

Thống kê của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hưng Yên cho thấy, hiện nay toàn tỉnh có gần 4.000 ha nhãn đang trong giai đoạn thu hoạch. Ước tính số lãi thu về có thể lên đến 300 tỷ. Đó cũng là nguồn thu chính của người Hưng Yên. Tuy nhiên, "cứ đà này thì chưa thể nói trước được điều gì", và có thể con số đó chỉ là con số nằm trên giấy như thở than của không ít người trồng nhãn.

Ông Vũ Văn Hợi, xã Cương Chính, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là người có thâm niên trồng nhãn chia sẻ: "Hiện trong vườn nhà tôi có khoảng 50 - 60 gốc nhãn đang cho thu hoạch. Hai trận bão số 5, số 6 vừa rồi đổ về kèm theo mưa liên tục nhiều ngày khiến nhãn bị ngập nước, rụng, nứt mất đến hơn 20% sản lượng. Nhiều chùm gần như nứt trắng. Mặc dù trong huyện có tới 4 trạm bơm lớn nhưng cũng không kịp thoát nước mỗi khi mưa to như này".

Mưa gió cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ tiêu thụ và giá cả của nhãn. So với cùng kỳ năm ngoái, giá nhãn năm nay thấp hơn. Nếu vào tận vườn chọn mới có giá từ 20 - 25 nghìn/kg. Còn bán cả vườn thì vào 8 - 10 nghìn/kg. Chưa kể nhãn nứt phải bán thốc bán tháo cho những gia đình làm long nhãn với giá 3 nghìn/kg.

Theo những trận mưa xối xả, công sức suốt cả năm chăm bón, tỉa tót, mong chờ của người trồng nhãn mới đang có nguy cơ trôi đi theo những dòng nước mưa...

“Chạy” bão

Hậu quả của những đợt mưa kéo dài và cơn bão số 5 đối với nhãn lồng Hưng Yên chưa kịp khắc phục , thì cơn bão số 6 lại ùn ùn kéo đến, đẩy hàng nghìn cây nhãn lồng trĩu quả cận kề ngày thu hoạch tiếp tục đứng trước nguy cơ bị vỡ, rụng, thối nát do mưa bão gây ra.

Vì thế, ngay khi có thông tin về cơn bão số 6 sẽ ảnh hưởng tới vùng nhãn, chính quyền địa phương đã nhanh chóng thông báo cho nông dân chủ động chằng chống cây nhãn, tranh thủ thu hoạch những cây có thể thu hoạch để tránh thiệt hại. Các địa phương đẩy mạnh khơi thông dòng chảy, đảm bảo thoát lũ khi có mưa lớn. Đảm bảo các trạm bơm phải vận hành bơm tiêu kịp thời, nhằm đạt hiệu quả tiêu úng cao nhất.

Để đối phó với mưa bão, hạn chế thiệt hại, hầu hết các vườn nhãn lồng ở Hưng Yên đã được người dân dùng lưới bao bọc. “Bọc lưới quanh tán cây sai quả sẽ làm giảm phần nào sự va đập giữa các chùm nhãn” - bà Nguyễn Thị Đoan (thôn Hưng Đạo, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên) cho biết - “Đây cũng là cách mà chúng tôi thường làm để bảo vệ nhãn khi gió bão đến. Dù không đảm bảo tuyệt đối, nhưng cũng giúp hạn chế lượng nhãn bị vỡ và rụng”.

Vừa hối hả thu hoạch nhãn, ông Bùi Văn Chức (phường Hồng Nam, tp Hưng Yên) giải thích: “Tôi định để hơn một tuần nữa mới thu hoạch. Nhưng dạo này mưa bão liên tiếp, sợ để lâu nhãn lại bị nứt, rụng thì càng thiệt hại nặng”. Thế nhưng, tình trạng nhiều hộ dân đổ xô thu hoạch nhãn “chạy” bão khiến cho cung lớn hơn cầu, nên thương nhân lại được đà ép giá. Bà Thắng cho biết: “Nếu để thêm một vài tuần nữa mới hái nhãn bán thì nhãn sẽ ngọt hơn và giá sẽ cao hơn một chút. Còn bây giờ cao nhất chỉ được 20 nghìn đồng /kg thôi. Trừ chi phí phân bón, thuốc thang, công sức và thiệt hại do thời tiết thì năm nay không ăn thua.”

Ngay từ xa xưa, các cụ ta đã rút ra kinh nghiệm thời tiết, rằng năm nào nhãn sai năm đó mưa nhiều. Nhưng, để giữ mùa nhãn ngọt, thì cả chính quyền địa phương và các hộ dân lại chưa có phương án chủ động. Nơm nớp nhìn trời nghe thời tiết, lại còn phải thụ động trước thương lái, vì thế, mùa nhãn dường như chưa trọn vui…

Tố Uyên – Nguyễn Hoa

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.